Cách làm mứt dừa ngon và dễ làm tại nhà – Bí quyết để mứt dừa không bị chảy nước

Cách làm mứt dừa thơm bùi, ngọt thanh và deo dẻo – một món ăn truyền thống vào những ngày Tết Việt Nam. Món ăn vặt quen thuộc này tưởng chừng đơn giản nhưng rất dễ bị hỏng nếu bạn không biết các mẹo dưới đây. Cùng tìm hiểu cách làm mứt dừa hấp dẫn cùng Benhviendakhoahaian nhe!

1. Cách làm mứt dừa truyền thống

Cách làm mứt dừa truyền thống

Bạn có thể dễ dàng mua mứt dừa làm sẵn tại siêu thị, bách hóa. Nhưng mứt dừa tự làm sẽ mang đến những trải nghiệm khá thú vị. Bạn có thể tay tự chuẩn bị từ nguyên liệu, từng quả dừa, tách cùi, cạo vỏ, bào dừa. Thành phẩm của bạn có thể bày trên khay mứt của gia đình, hay mang đi làm quà biếu đều rất ý nghĩa.

1.1. Nguyên liệu làm mứt dừa

Cách làm mứt dừa truyền thống cần những nguyên liệu vô cùng đơn giản, bao gồm:

  • 1kg cùi dừa bánh tẻ, chọn cùi dẻo không già quá, không non quá
  • 600 gram đường kính trắng
  • Muối
  • Chanh

1.2. Hướng dẫn chi tiết cách làm mứt dừa truyền thống tại nhà

Bước 1: Sơ chế dừa

Dừa gọt bỏ phần vỏ nâu, phần cùi trắng rửa qua bằng nước lạnh pha 1 chút muối.

Dừa thái thành dây mảnh vừa, không bào dừa quá nhỏ và mỏng. Bời vì nếu dừa mỏng quá sẽ khiến mứt dừa bị cứng. Đồng thời lúc chế biến, dừa sẽ bị teo nhỏ đi, vì vậy cần thái miếng vừa phải.

Cũng không nên thái dừa quá dày. Mứt dừa sẽ không khô được và bị ỉu.

Rửa dừa đã thái nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ dầu thừa. Rửa đến khi nước trong có nghĩa là đã đạt. Nếu dừa không được rửa sạch, mứt thành phẩm dễ bị hỏng, bị hôi. Bạn rửa khoảng 10 lần nước là dừa đã khá sạch rồi.

Để dừa ráo nước.

Bước 2: Ướp dừa

Dừa sau khi đã ráo nước sẽ được ướp với đường. Tỉ lệ 1 lớp cùi dừa – 1 lớp đường trắng.

Có thể thêm 1 chút cốt chanh, khoảng ¼ quả vào ướp cùng để sau đường dẻo hơn, tránh mứt bị lại đường sau khi làm xong theo hướng dẫn làm mứt dừa.

Để đường ngấm từ từ vào sợi dừa đã bào, khoảng 2 tiếng tùy vào điều kiện môi trường và thời tiết.

Dấu hiệu nhận biết dừa đã ngấm: Sợi dừa chuyển sang màu trong, đường đã tan hết.

Xem thêm: Cách làm sườn xào chua ngọt

Bước 3: Sên dừa

Sên dừa

Chọn chảo to, đáy dày, đặt lên bếp và lọc nước đường tiết ra từ dừa ngâm ở bước 2. Cùi dừa sẽ cho vào sau để tránh mứt dừa bị dai.

Đun sôi nước đường, lúc này hạ nhỏ lửa để nước đường bay bớt hơi nước. Đến khi nước dừa hơi quánh lại, cho cùi dừa đã chuẩn bị vào.

Đảo đều mứt dừa tránh để dừa bị cháy.

Khi nước đường đã cạn gần hết, phải đảo dừa liên tục và nhanh tay. Bếp để nhỏ lửa

Đến khi cạn hết nước, chỉnh lửa về mức nhỏ nhất. Vừa đảo vừa dùng phới tách các sợi mứt dừa khỏi dính vào nhau. Đây là công đoạn cần sự kiên nhẫn để đảo liên tục ko ngừng, để đường kết tinh. Bạn chú ý thực hiện theo cách làm mứt dừa này nhé. Miếng dừa cũng sẽ khô đều và tơi.

Đường sau khi tinh, bám trắng vào miếng mứt dừa, bạn tắt bếp nhưng vẫn tiếp tục đảo thêm 5 phút.

1.3. Cách làm mứt dừa viên

Cách làm mứt dừa viên

Bạn có thể làm mứt dừa viên theo cách làm mứt dừa bên trên. Dừa cắt hạt lưu kích thước 1x1x1 cm. Hãy đảm bảo rằng bạn đã sên dừa thật kỹ, để tránh dừa bị chảy nước sau đó.

Dừa viên có hình dạng khá dễ đảo, bạn không cần quá lo lắng khi đảo liên tục và trong thời gian dài sẽ gãy ra.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm bánh bột lọc

1.4. Bí quyết giúp mứt dừa không bị chảy nước:

Mứt dừa cần được đổ ra một khay phẳng và sạch, bật quạt hong trong 15p để mứt nguội.

Sau khi mứt nguội, bạn nên đem đi phơi nắng trong 2 tiếng để mứt khô hẳn. Không nên dùng lò nướng để sấy mứt. Vì theo cách làm mứt dừa này không dẻo và ngon.

1.5. Bảo quản mứt dừa

Mứt dừa sau khi làm xong cho vào hũ hoặc túi kín. Bạn có thể cất trong tủ lạnh, dùng trong 3-4 tuần.

2. Cách làm mứt dừa non

Cách làm mứt dừa non

Làm mứt dừa non cũng vẫn giống như cách làm mứt dừa truyền thống. Ở bước sơ chế, các bạn nên thái miếng dừa non với kích thước to hơn so với mứt dừa truyền thống. Để khi làm xong có thể cảm nhận được độ dảo từ dừa non.

Khi sên mứt dừa non, bạn cần sên thật kỹ để mứt khô. Nếu không sau khi chế biến xong, mứt sẽ bị ướt và không ngon.

Xem thêm: Món ngon mỗi ngày

3. Cách làm mứt dừa nhiều màu

Cách làm mứt dừa nhiều màu

Thêm màu sắc vào mứt dừa sẽ giúp món mứt dừa của bạn rực rỡ và đẹp mắt hơn. Tạo màu cho mứt dừa cũng khá đơn giản. Trong Bước 2: Ướp dừa, bạn cho thêm nước cốt để tạo màu cho dừa là được. Các bạn có thể thêm màu sắc như dưới đây

  • Xanh lá: Chiết xuất lá dứa
  • Xanh dương: Trà hoa đậu biếc
  • Tím: Chiết xuất việt quất
  • Nâu: Cà phê

Lượng dung dịch màu cho thêm vào tối đa là 50-60ml, để đảm bảo khi sên dừa không bị cháy. Dùng các hương liệu sẽ cho ra màu chuẩn mà ko làm loãng nước đường. Trà hay cà phê cần pha thật đặc khi bỏ vào mứt dừa.

Bạn có thể căn lượng dung dịch màu cho vào nhỏ hơn 10% lượng đường để có thể có thành phẩm tốt nhất.

Chúc bạn thành công với các cách làm mứt dừa trên đây, chuẩn bị đón tết cổ truyền Tân Sửu 2021.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN