Bánh mì Việt Nam có gì nổi bật? Cách làm bánh mì đơn giản tại nhà

Bánh mì Việt Nam nổi tiếng bởi sự thơm ngon, không chỉ ở trong nước mà những vị khách nước ngoài vô cùng yêu thích. Bánh mì trở thành một món ăn thể hiện văn hóa ẩm thực Việt Nam. Cách làm bánh mì cũng khá đơn giản, bạn có thể cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu ngay dưới đây!

1. Sự đặc biệt của bánh mỳ Việt Nam

bánh mỳ Việt Nam

Bánh mì Việt Nam là một ăn đường phố sáng tạo độc đáo. Bánh mì tạo nên dấu ấn độc đáo trên bản đồ văn hóa ẩm thực thế giới.

Một chiếc bánh kẹp tưởng chừng đơn giản, bình dân, gồm phần bánh và nhân. Nhưng vậy cũng đủ để đánh thức vị giác của các thực khách. Phần nhân có thể tùy chọn theo khẩu vị của người ăn, bao gồm:

  • Pate
  • Thịt nướng
  • Chả giò
  • Thịt xá xíu
  • Ruốc, jăm-bông
  • Trứng rán
  • Lạp xưởng, …

Kèm theo đó là một số loại rau thơm, nộm, sốt hay một số gia vị bí quyết riêng của từng quán. Vị thanh thanh, thơm thơm của rau khiến mùi vị của thịt được dung hòa. Độ giòn của bánh mì nướng bao trọn vị ngon bùng nổ đến tận miếng cuối cùng.

Kết cấu của bánh mì Việt là sự hòa trộn của mặn, ngọt, chua, cay, giòn, dai và mềm mại. Chúng hài hòa đến mức không chỉ người Việt mà cả những vị khách nước ngoài cũng vô cùng yêu thích.

Từ 10 năm trước, từ “Banh mi” trở thành một danh từ riêng, và đã được thêm vào từ điển Oxford. Chúng đã khẳng định mình là một món ăn riêng. Phân biệt rõ ràng không phải một món sandwich nào đó kác trên thế giới. Bánh mì Việt Nam đã khẳng định bản sắc riêng của mình. Khẳng định chủ quyền về một món ăn của Việt Nam.

2. Các loại bánh mì phổ biến tại Việt Nam

Bánh mì có thể được tìm thấy ở bất cứ thành phố nào tại Việt Nam. Từ những khu phố lao động, đến các trung tâm thương mại. Từ những vỉa hè lề phố, cho đến các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Điều thú vị của loại bánh này là chúng có thể thay đổi linh hoạt, thể hiện giá trị ẩm thực của từng vùng miền.

2.1. Bánh mì Hà Nội

Bánh mì Hà Nội

Đơn giản, thơm ngon, không ngồn ngộn nguyên liệu. Bánh mì Hà Nội nhẹ nhàng như chính con người Hà Thành vậy. Một ít pate, một chút ruốc, một chút jăm-bông, vài lát chả giò. Kèm theo đó là rau mùi, dưa chuột, tương ớt xay. Vị ngon của chúng hòa quyện cùng nhau mang đến sự hài hòa đáng kinh ngạc

2.2. Bánh mì que Hải Phòng

Bánh mì que Hải Phòng

Những chiếc bánh mì que nhỏ nhắn, thường chỉ to bằng hai ngón tay. Chúng được rạch theo chiều dọc và phết pate béo bùi. Kết hợp cùng chí chương – tương ớt Hải Phòng đình đám. Chiếc bánh vỏ giòn rụm, bên trong mềm cay vô cùng đưa miệng. Một người có thể ăn đến cả mười cái là điều bình thường.

2.3. Bánh mì Hội An

Bánh mì Hội An

Bánh mì Hội An có nhân rất đa dạng. Từ gà nướng sả, thịt nướng, giò, chả, trứng, … Với các loại xốt có công thức riêng đi theo từng loại nhân. Bánh mì Hội An khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi. Chúng được các du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm bánh flan ngon

3. Cách làm bánh mì tại nhà

Cách làm bánh mì tại nhà

Bạn có thể làm bánh mì ngay tại nhà để thưởng thức cùng gia đình. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm phần bánh mì không. Sau đó bạn có thể kẹp nhân tùy thích.

3.1. Nguyên liệu

  • Bột mì: 300 gr
  • Men nở: 1/2 thìa cà phê
  • Muối 1/2 thìa cà phê
  • Nước: 200 ml
  • Đường: 10 gr
  • Dầu ăn: 10 ml

3.2. Cách thực hiện

Bước 1: Trộn bột

Tô 1: Cho đường hòa trong 200 ml nước ấm. Sau đó thêm men vào khuấy đều

Tô 2: Rây mịn bột, thêm muốn vào đảo đều

Đổ tô 1 vào tô 2. Bạn có thể dùng máy trộn bột để hỗn hợp mịn hơn. Khi khối bột nở nhẹ so với ban đầu là đạt.

Bước 2: Nhào bột

Phủ lớp bột khô lên thớt, cho bột đã trộn ra thớt. Dùng tay nhồi bột, đập cho đến khi bột nhẵn mịn là được.

Cho bột vào to, đậy khăn ẩm, cho bột nghỉ khoảng 20phút.

Bước 3: Nặn hình bánh mì

Chia bột thành 8 phần bằng nhau, vê tròn lại và lại để bột nghỉ thêm 10 phút.

Bột nghỉ xong, lấy bột ra cán mỏng thành hình bầu dục. Sau đó lăn thành khối thuôn ở hai đầu.

Ủ bột trong 1,5 tiếng để bột nở hoàn toàn.

Bước 4: Nướng bánh

Rạch một đường theo chiều dọc bánh.

Xịt nước lên bề mặt bánh, đặc biệt là ở vết rạch trên thân bánh.

Làm nóng lò, nướng bánh ở nhiệt độ 170 độ C trong 20 phút

Bánh chín thơm, vỏ vang giòn, bạn có thể lấy bánh và thưởng thức ngay.

Tìm hiểu thêm: Cách làm pizza xúc xích

4. Nguyên liệu làm nhân bánh mì kẹp thịt Việt Nam

Các thực phẩm kẹp trong bánh mì thường bao gồm các loại như:

  • Nhân mặn: Thịt nướng, chả giò, pate, thịt băm, thịt gà xé, trứng rán, thịt nguội, ruốc, xúc xích, lạp xưởng, …
  • Rau quả: dưa chuột, nộm đu đủ, cà rốt, rau mùi, …
  • Gia vị: nước sốt, tương ớt, mayonnaise, tương cà, …

Tham khảo thêm: Cách làm bánh bột lọc

Tùy theo khẩu vị của bạn mà có thể tùy ý gia giảm. Bánh mì nên được nướng nóng giòn, sau đó rạch ruột và kẹp nhân vào trong. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về bánh mì Việt Nam và có thể làm chúng ngay tại nhà.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN