Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi và những lưu ý về cân nặng thai nhi

Vai trò của cân nặng thai nhi mẹ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nếu cân nặng thai nhi bình thường, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm. Ngược lại, nếu cân nặng của thai nhi vượt chuẩn hoặc quá nhỏ, đây có thể là dấu hiệu mẹ cần điều chỉnh hoặc can thiệp. Vậy cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần như thế nào và cần lưu ý gì?

1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi

Tuần 1 đến tuần 20

bảng cân nặng thai nhi tuần 1 đến tuần 20
bảng cân nặng thai nhi tuần 1 đến tuần 20

Tuần 21 đến tuần 40

bảng cân nặng thai nhi tuần 21 đến tuần 40
bảng cân nặng thai nhi tuần 21 đến tuần 40

2. Vai trò của cân nặng thai nhi

Vai trò của cân nặng thai nhi

Thời kỳ mang thai, các gia đình thường có xu hướng bồi bổ cho mẹ bầu vì lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Điều này vô hình khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát và lại ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi khi trong bụng mẹ cũng như quá trình sinh nở.

Ngược lại cũng có những mẹ bầu bị ốm nghén, chán ăn, ăn không đủ chất, dẫn đến thai nhi thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển.

Nếu không theo dõi bảng cân nặng thai nhi chuẩn, một phần cha mẹ không yên tâm. Một phần khác là giúp chính mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp con phát triển bình thường. Ngoài ra, cân nặng thai nhi bất thường quá lớn hoặc quá nhỏ so với chuẩn sẽ cần phải có sự can thiệp kịp thời từ các bác sĩ chuyên môn.

2. Các yếu tố có thể tác động đến cân nặng thai nhi

Các yếu tố có thể tác động đến cân nặng thai nhi

Cân nặng thai nhi theo tuần trên thực tế có thể xê dịch do nhiều yếu tố tác động. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như sau:

2.1. Yếu tố di truyền và chủng tộc

Di truyền là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi có thể khác so với bảng cân nặng tiêu chuẩn. Yếu tố chủng tộc cũng tác động đến cân nặng do mỗi nước khác nhau, chỉ số cân nặng thai nhi cũng không giống nhau.

2.2. Sức khỏe của mẹ bầu

Nếu mẹ bầu gặp các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, béo phì, thai nhi có thể cao to hơn những em bé khác. Ngược lại nếu thể trạng mẹ bầu yếu, không tăng cân hoặc tăng quá ít sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể bị suy dinh dưỡng.

2.3. Con đầu hay con thứ

Thường thì con dạ hay lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ sinh hai lần quá gần nhau thì ngược lại, con dạ có thể bị nhẹ cân hơn.

2.4. Số lượng thai

Nếu số lượng thai từ hai trở lên, cân nặng từng bé chắc chắn sẽ thấp hơn so với bảng chuẩn.

3. Cân nặng thai nhi mẹ bầu cần lưu ý?

Cân nặng thai nhi mẹ bầu cần lưu ý?

Ở những tháng cuối, nếu cân nặng thai nhỉ phát triển nhiều hơn so với chuẩn, có thể trẻ đã phát triển hơn so với tuổi thai. Điều này khiến quá trình chuyển dạ và sinh nở khó khăn.

Về kích thước thai nhi lớn hơn 3cm so với bảng chuẩn, có thể em bé của bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh như: tiểu đường, béo phì… từ trong bụng.

Ngược lại chỉ số thai nhỉ nhỏ hơn 3cm so với bảng chuẩn, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Một số xét nghiệm để xem việc vận chuyển chất dinh dưỡng đã đầy đủ chưa, dây rốn có bất thường không.

Bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi để xem bạn đã có chế độ dinh dưởng đảm bảo chưa, sức khỏe, tinh thần có ổn không. Khi tìm ra các nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những điều chỉnh phù hợp để giúp bạn cải thiện.

4. Làm gì để tăng cân nặng thai nhi hợp lý?

4.1. Dinh dưỡng

dinh dưỡng thai kỳ cần thiết để giúp mẹ và thai nhi khỏe

Dinh dưỡng thai kỳ có lẽ là yếu tố quan trọng nhất giúp mẹ khỏe thai nhi khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ rau củ, trái cây, ngũ cốc, thịt,.. sẽ giúp thai nhi nhận được đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn thêm các loại hạt và trái cây khô như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó,…

4.2. Bổ sung canxi, sắt và các vitamin

Một chế độ ăn phù hợp có thể chưa đủ cung cấp sắt, canxi do thai nhi cần rút lượng chất này từ mẹ. Do vậy, mẹ bầu cần bổ sung thêm các chất này theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý về liều lượng và thời gian uống qua từng giai đoạn để các chất được hấp thụ hiệu quả nhất.

4.3. Uống đủ nước

Không cung cấp đủ nước cho mẹ bầu rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Uống đủ nước, sữa, nước trái cây từ trên 2 lít mỗi ngày để đảm bảo lượng nước ối ổn định, giúp thai nhi khỏe mạnh.

4.4. Chế độ nghỉ ngơi

Áp lực quá mức hoặc không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để tăng cân nặng thai nhi, mẹ chú ý đến chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

4.5. Tinh thần khỏe mạnh

Luôn chăm sóc cả sức khỏe tinh thần để em bé khỏe mạnh. Mọi lo lắng, suy nghĩ tiêu cực đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

4.6. Siêu âm thai định kỳ

siêu âm thai định kỳ

Ngoài việc tự mình chăm sóc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, mẹ bầu cần có lịch thăm khám siêu âm định kỳ. Điều này để đảm bảo tình trạng thai nhi luôn ổn định, không có những biến chứng bất thường để kịp thời xử lý.

Cân nặng thai nhi có vai trò quan trọng trong việc giúp mẹ bầu ổn định tinh thần, tâm lý khi mang thai. Ngoài ra, theo dõi sự phát triển của thai nhi sẽ giúp tránh được những vấn đề bất thường mà mẹ không thể biết được khi mang thai.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN