Stress là gì, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách giảm stress hiệu quả

Ai cũng có những thời điểm gặp stress. Nhưng nếu tính trạng căng thẳng xảy ra liên tục trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Cùng Benhviendakhoahaian tìm hiểu về stress là gì, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách thức giảm stress hữu hiệu.

1. Stress là gì?

Stress là tình trạng cơ thể gặp phải các biểu hiện như căng cơ, tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng lượng đường trong máu,… khi bị các tác động bên ngoài. Người bị stress gặp phải cảm giác bức bối, rối bời, nhạy cảm, dễ nổi cáu hơn bình thường.

Năm 2018, Tổ chức Sức Khỏe Tâm thần đã có nghiên cứu về tình trạng này. Theo như kết quả nghiên cứu thì số người gặp phải stress lên tới 74% dân số toàn cầu. Nếu tình trạng căng thẳng diễn ra liên tục trong một thời gian dài, không có lối thoát, người bị stress có thể dẫn đến tự sát do trầm cảm.

Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân, gốc rễ của tình trạng căng thẳng vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp người bị stress thoát ra được những ý nghĩ tiêu cực, sống vui khỏe, lành mạnh hơn.

2. Những ai hay gặp phải stress?

Hầu hết chúng ta đều có thể mắc phải stress. Tuy nhiên, đối tượng luôn bị căng thẳng có thể kể đến một số nhóm người như:

Những ai thường xuyên làm việc ngoài trời trong thời gian dài

Họ là những người thợ xây, người bán hàng ngoài trời, tài xế,…Hàng ngày họ phải chịu đựng rất nhiều những yếu tố khách quan bên ngoài. Chẳng hạn ô nhiễm môi trường, thời tiết xấu, khói bụi, tiếng ồn.

Những người hay ốm yếu, di tật, bị bệnh nan y

Khi cơ thể không khỏe mạnh, họ sẽ có những cảm xúc tư ti, mặc cảm, thậm chí thấy mình vô dụng. Vì thế, họ thường xuyên gặp phải lo lắng và có những hành động tiêu cực.

Những ai ít va chạm xã hội, sống tình cảm, dễ tin người

Nhiều người sinh ra đã dễ tin người, sống tình cảm. Chính vì thế khi gặp phải một vấn đề tâm lý, họ dễ dàng bị tổn thương, dẫn đến gặp tình trạng căng thẳng.

Những ai hay phải chịu áp lực từ cuộc sống

Người làm việc liên tục, đòi hỏi những kỹ năng cao cũng dễ gặp phải stress. Những người gia đình có cha mẹ lý hôn, hãy cãi vã, áp lực về tiền bạc cũng khiến họ gặp căng thẳng.

Người trẻ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên được nuông chiều

Những đứa trẻ khi được gia đình bao bọc, chu cấp đầy đủ, khi ra ngoài xã hội sẽ khó thích ứng. Khi đối mặt với những yếu tố tác động bên ngoài không như ý, chúng sẽ cảm thấy khó khăn để đối mặt. Tình trạng này kéo dài cũng gây ra stress.

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của sữa chua

3. Dấu hiệu phổ biến khi bị stress

Dấu hiệu phổ biến khi bị stress

Stress kéo dài có thể coi như một bệnh lý. Dấu hiệu nhận biết người mắc stress không rõ ràng. Nhưng biểu hiện của bệnh sẽ thể hiện ở những khía cạnh khác nhau. Cụ thể là về hành vi, nhận thức, cảm xúc, thể lý.

3.1. Về nhận thức

Người bị stress thường mất đi sự tập trung vào mọi vấn đế. Họ chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề. Họ thường xuyên suy nghĩ lo lắng quá mức. Những người này rất khó đưa ra suy nghĩ, ý kiến của mình cũng như khó trong việc tiếp nhận thông tin mới.

3.2. Về hành vi

Những ai bị căng thẳng hay có sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống. Họ cũng gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Họ dường như tự cô lập bản thân, không va chạm xã hôi. Thậm chí họ còn dễ tức giận, dễ nổi cáu. Họ bỏ qua ngoại hình, trì hoãn công việc, nói dối. Họ có thể sử dụng cả rượu bia, chất kích thích để giảm stress.

3.3. Về cảm xúc

Họ bị trầm cảm, rối loạn, luôn không hạnh phúc. Họ có thể bật khóc thất thường, cảm xúc thay đổi liên tục, có suy nghĩ tự tử. Người bị stress làm ngơ với những đam mê trước kia, khó ngủ.

3.4. Về thể lý

Họ có sức khỏe yếu, dễ mệt mỏi, chân tay lóng ngóng, run rẩy, log lắng. Họ còn dễ bị căng cơ, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, tức ngực, tim đập nhanh, khó thở. Nhiều người không có hứng thú với sinh hoạt tình dục. Một số biểu hiện khác như tăng giảm cân đột ngột, …

Có thể bạn quan tâm: Lợi ích của dâu tây

4. Cách giảm stress – căng thẳng hiệu quả

4.1. Điều chỉnh phản ứng của cơ thể

Khi nhận biết tình trạng stress của mình, bạn hãy học cách điều chỉnh phản ứng của cơ thể. Hãy thử tập thở sâu, chậm, lặp lại nhiều lần trong những thời điểm bị stress. Chúng sẽ giúp điều chỉnh nhịp tim và hệ hô hấp bình thường trở lại.

4.2. Thiết lập một lối sống lành mạnh

thiết lập lối sống lành mạnh

Bằng cách tập thể dục 3-4 lần một tuần, ăn uống đủ chất, đủ bữa, ngủ đủ giờ. Ngoài ra, tránh xa các thực phẩm chứa chất kích thích, gây nghiện như nicotine, caffeine.

4.3. Thưởng thức âm nhạc

Âm nhạc là một công cụ giải trí tuyệt vời trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp hạ huyết áp, hô hấp tốt mà còn khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn. Từ đó làm giảm căng thẳng.

4.4. Duy trì mối quan hệ hội nhóm

duy trì mối quan hệ đội nhóm

Bằng cách tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm để có sự giao tiếp, tương tác xã hội. Từ đó chấp nhận cảm xúc của mình, hiểu được giới hạn của chính mình.

4.5. Giảm stress bằng vận động

Làm bất cứ việc nào bạn yêu thích miễn sao có thể được vận động để giải phóng những chất gây căng thẳng. Một số việc đơn giản, quen thuộc như dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, nấu ăn, …

4.6. Ăn thực phẩm dinh dưỡng, giảm stress

ăn thực phẩm giảm stress

Gợi ý một số loại thực phẩm tốt cho việc giảm căng thẳng như: cá hồi, đậu bắp, bột yến mạch, sô cô la đen, khoai tây, kiwi, rau bina, trà xanh, hạt hướng dương, cam, bột matcha.

Đọc thêm: Tác dụng của dưa hấu

Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn quan sát xem mình có gặp tình trạng stress hay không. Ngoài ra, bài viết còn giúp bạn có những cách giảm stress hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi không gặp phải tình trạng này, khuyến cáo bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN