Hoạt huyết dưỡng não có tác dụng tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương, giúp giảm các chứng đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình hay suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, không phải thuốc áp dụng cho tất cả các trường hợp. Cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu về hoạt huyết dưỡng não từ công dụng, liều dùng, tác dụng phụ cũng như những đối tượng không nên dùng thuốc.
Mục lục
- 1. Các loại hoạt huyết dưỡng não
- 2. Thuốc hoạt huyết dưỡng não có công dụng gì?
- 3. Cách uống hoạt huyết dưỡng não
- 4. Tác dụng phụ của hoạt huyết dưỡng não
- 5. Ai không nên dùng hoạt huyết dưỡng não?
- 6. Trường hợp quên một liều phải làm sao?
- 7. Cách bảo quản
- 8. Hoạt huyết dưỡng giá bao nhiêu?
- 9. Mua hoạt huyết dưỡng não ở đâu?
1. Các loại hoạt huyết dưỡng não
Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại hoạt huyết dưỡng não. Một số thuốc hoạt huyết dưỡng não phổ biến như:
- Hoạt huyết dưỡng não Traphaco
- Hoạt huyết dưỡng não DHG
- Hoạt huyết dưỡng não Cebraton
- Hoạt huyết dưỡng não Cerecaps…
Thành phần chính trong hoạt huyết dưỡng não: cao đinh lăng, cao bạch quả.
Các dạng bào chế: viên bao đường, viên bao phim và viên nang mềm.
2. Thuốc hoạt huyết dưỡng não có công dụng gì?
- Thuốc giúp tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương, tăng hoạt hóa vỏ não, tăng trí nhớ và khôi phục trí nhớ.
- Giúp giảm các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ.
- Thuốc có công dụng cải thiện các chỉ số lưu huyết não, tăng lưu lượng tuần hoàn não, giảm trương lực mạch máu não. Đồng thời tăng việc cung cấp máu cho não, giúp não bộ phục hồi các chức năng hoạt động.
- Có tác dụng làm giảm triệu chứng run của bệnh Parkinson
- Tăng lực bóp tay, sức kéo và khả năng phối hợp động tác chính xác của người bệnh Parkinson.
- Thuốc phù hợp với người thường xuyên bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mệt mỏi do hoạt động trí óc căng thẳng.
3. Cách uống hoạt huyết dưỡng não
- Đối với người lớn: mỗi lần 2 – 3 viên/lần, ngày uống từ 2 – 3 lần
- Đối với trẻ em: mỗi lần 1 viên/lần, ngày uồng từ 2 – 3 lần
Bệnh nhân đang kiêng đường nên lưu ý do mỗi viên thuốc dạng bao đường chứa 170mg đường. Vì vậy, bệnh nhân cần tính toán lượng đường sử dụng hàng ngày và cần bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng thuốc.
4. Tác dụng phụ của hoạt huyết dưỡng não
Hiện nay tác dụng phụ của thuốc gây ra chưa có báo cáo nào cụ thể. Lưu ý nếu sử dụng thuốc mà gặp các triệu chứng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn xử lý kịp thời.
5. Ai không nên dùng hoạt huyết dưỡng não?
- Thuốc hoạt huyết dưỡng não chống chỉ định với người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai.
- Không dùng cho người rối loạn về máu, rong kinh, người đang xuất huyết.
- Lưu ý: không dùng với thuốc cầm máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu.
6. Trường hợp quên một liều phải làm sao?
- Nếu đã lỡ quên một liều, cần uống ngay sau khi nhớ ra.
- Nếu liều quên này sát giờ uống với liều kế tiếp. Hãy bỏ qua liều này và dùng theo đúng lịch.
- Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều để bù vào liều quên. Tốt nhất nên theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
7. Cách bảo quản
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không quá 30ºC.
- Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
8. Hoạt huyết dưỡng giá bao nhiêu?
Thị trường có nhiều loại và giá khác nhau. Tuy nhiên, giá dao động cho mỗi hộp hoạt huyết dưỡng não từ 85.000 đồng trở lên. Tham khảo mức giá sau:
- Hoạt huyết dưỡng não Traphaco hộp 100 viên bao đường tuần hoàn não có giá khoảng: 95.000 đồng.
- Hoạt huyết dưỡng não Ladophar hộp 100 viên tuần hoàn máu não có giá khoảng 85.000 đồng.
9. Mua hoạt huyết dưỡng não ở đâu?
Hiện hoạt huyết dưỡng não là loại thuốc bán phổ biến tại hầu hết các nhà thuốc. Gía bán sẽ không chênh nhau quá nhiều. Việc của bạn là tìm địa chỉ nhà thuốc uy tín để mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua tại các thương hiệu thuốc chính hãng để thực sự an tâm.
Thuốc hoạt huyết dưỡng não không chỉ giúp phòng ngừa mà còn giúp điều trị các bệnh liên quan đến não bộ. Tuy nhiên, thuốc sử dụng cần được sự tư vấn từ bác sĩ nhất là những người có bệnh về não bộ cần điều trị. Không tự ý mua thuốc và sử dụng quá liều cho phép để giảm nhanh các triệu chứng. Mọi thông tin được cung cấp chỉ mang tính tham khảo. Mọi vấn đề liên quan đến tình trạng bệnh và sử dụng thuốc, người bệnh liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn chuyên môn.