Thủy ngân là một loại kim loại nặng tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, dễ thấy nhất đó là nhiệt kế. Chúng là một trong những nguyên nhân gây ngộc độc cấp tính đặc biệt nguy hiểm. Hãy cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu cách xử lý khi vỡ nhiệt kế thủy ngân và tác hại của chúng nhé!
Mục lục
1. Tìm hiểu về thủy ngân là gì?
Thủy ngân, trong tiếng anh là Mercury, đây là một kim loại nặng xuất hiện trong tự nhiên. Chúng ta có thể tìm thấy chúng trong đất, trong không khí. Trong hóa học, thủy ngân có ký hiệu là Hg (Hydrargyrum). Dù là kim loại, nhưng Hg có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Chúng có màu bạc và là kim loại day nhất có đặc tính đặc biệt ấy.
1.1. Có thể tìm thấy thủy ngân ở đâu?
Thủy ngân trong tự nhiên chủ yếu tồn tại ở dạng thủy ngân II sulfua, tên thường gọi là chu sa. Loại khoáng vật này có mà đỏ son rất đẹp. Người xưa thường dùng chu sa nghiền nhỏ để tạo nên màu đỏ tuyệt đẹp, để nhuộm vải hay vẽ tranh.
Thủy ngân tồn tại trong lớp vỏ trái đất thông qua các hoạt động vận động của Trái đất. Chúng được giải phóng bằng sự hoạt động của núi lửa, và cũng một phần do tác động của con người. Các hoạt động sản xuất của con người thải ra môi trường một lượng lớn kim loại nặng. Đặc biệt là từ các trung tâm công nghiệp, các lò than, nhà máy nhiệt điện, … Hoạt động khai thác thủy ngân không có kế hoạch cũng là lý do môi trường ngày càng ô nhiễm.
Hg ngày nay được sử dụng trong việc sản xuất nhiệt kế, áp suất kế, bóng đèn huỳnh quang và một số thiết bị khác. Nhưng vì sự nguy hiểm của chúng, các thiết kế dần thay đổi và thay thế thủy ngân bằng các vật liệu khác.
1.2. Độc tính của thủy ngân
Hơi và các chất muối Hg đều rất độc hại. Chúng có thể gây tổn thương cho hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, … Các kim loại nặng như chúng là một nguyên nhân lớn dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống.
Khi hít phải hay nuốt phải chúng, não và gan sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Đây được xem là một trong 10 loại nhóm chất độc nhất. Chỉ cần vài giọt cũng đủ để khiến một người trưởng thành tử vong.
1.3. Các nguồn lây nhiễm HG cho con người
Tùy vào trạng thái tồn tại của chúng mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Nếu ở dạng vô cơ, chúng rất nguy hiểm cho những người phải tiếp xúc trực tiếp. Những đối tượng dễ bị nhiễm Hg nhất đó là người công nhân làm việc trong môi trường công nghiệp.
Ở dạng hữu cơ, ví dụ như methylmercury, chúng sẽ bớt nguy hiểm hơn. Tuy nhiên chúng vẫn tích lũy và gây hại cho con người. Methylmercury tích lũy trong cơ thể động vật săn mồi do chúng đã ăn các sinh vật nhiễm độc khác. Tiêu biểu ở đây là cá mập. Món sụn vi cá mập được ca ngợi là thuốc bổ dưỡng. Tuy nhiên theo các nguyên cứu khoa học, ăn vi cá mập thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc thủy ngân. Việc chế biến nhiệt không thể loại bỏ được các kim loại này ra khỏi thực phẩm. Bạn nên tìm hiểu kỹ và quyết định có nên sử dụng món ăn này trong cuộc sống hay không.
Con người sẽ tích tụ thủy ngân trong cơ thể. Các món ăn, không khí, đều có nguy cơ lây nhiễm Hg cho chúng ta. Hầu hết đều là nồng độ thấp không đáng kể, nhưng tích tụ trong thời gian dài vẫn gây ngộ độc.
Đọc thêm: Ibuprofen là thuốc gì
2. Tác hại của thủy ngân
2.1. Sự nguy hiểm chết người
Thủy ngân là một chất cực độc. Chúng thuộc nhóm top 10 nhóm chất độc nhất từng được phát hiện. Hít phải hơi thủy ngân sẽ đầu độc các hệ cơ quan ttrong cơ thể. Từ hệ thần kinh trung ương, đến hệ hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, đều bị tổn thương nghiêm trọng. Các muối vô cơ của Hg cũng rất độc, chúng ăn mòn da và ảnh hưởng trực tiếp đến giác mạc.
Nạn nhân sau khi hít phải khí Hg (có thể do vỡ nhiệt kế, tai nạn lao động,…) sẽ bị rối loạn thần kinh. Tùy trường hợp nhiễm độc nặng nhẹ khác nhau, mà biểu hiện sẽ khác nhau. Nhẹ thì bệnh nhân sẽ bị mất ngủ, giảm trí nhớ, rối loạn vận động, … Nặng thì có thể tử vong chỉ sau một thời gian ngắn.
2.2. Đối tượng dễ bị nhiễm độc Hg
Đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất chính là thai trong bụng mẹ. Việc phơi nhiễm Mercury ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh đang hình thành của trẻ. Từ đó làm suy giả chức năng nhận thức, khả năng tư duy, ngôn ngữ của trẻ. Không chỉ dùng lại ở đó, trẻ còn có nguy cơ tổn thương về thị giác cũng như sức khỏe tổng thể của bé.
Tiếp theo là những người thường xuyên làm vệc, tiếp xúc với Mercury trong thời gian dài. Chúng gây ra bệnh mạn tính cho các công nhân, các hộ dân xung quanh khu công nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Paracetamol
3. Vỡ nhiệt kế thủy ngân thì xử lý như thế nào?
3.1. Di tản khỏi khu vực nhiễm độc
Khi nhiệt kế vỡ, kim loại Hg trong ống nhiệt kế sẽ vương vãi ra ngoài. Các hạt kim loại nặng sẽ tạo thành các hạt tròn trên mặt đất. Lúc này, cần hạn chế ở trong không gian nơi nhiệt kế vỡ, vì thủy ngân đã bay hơi vào trong không khí.
Đặc biệt là trẻ em cần được đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm. Sau khi đến nơi an toàn, bạn cần thay quần áo cũ bẩn và mặc đồ mới hoàn toàn.
3.2. Cách xử lý an toàn
Để xử lý thủy ngân một cách an toàn, đầu tiên bạn cần mặc quần áo bảo hộ và đeo khẩu trang đầy đủ. Găng tay cao su để thu dọn loại hợp chất này. Bạn có thể dùng que bông ướt gom các hạt vào một lọ thủy tinh kín. Các thao tác cần nhẹ nhàng để các hạt kim loại không bị tách thành các hạt nhỏ hơn.
Lọ thủy tinh đựng Hg cần được bịt kín, bọc ni lông nhiều lớp. Bạn cần ghi chú nhãn rõ ràng ở bên ngoài, sau đó bỏ vào thùng phân loại rác. Tuyệt đối không đổ thủy ngân ra sông hồ, cống rãnh. Điều đó sẽ làm ô nhiễm môi trường
Bạn có thể đổ lòng đỏ trứng gà lên để tạo ra phản ứng khiến Hg khó bốc hơi hơn. Nếu bạn có bột lưu huỳnh, thì rắc bột lưu huỳnh cũng rất hiệu quả.
Sau khi loại bỏ các hạt kim loại, bạn cần mở cửa sổ để phòng thông thoáng. Sau nửa ngày thì bạn mới nên vào lại
4. Dấu hiệu khi bệnh nhân ngộ độc thủy ngân
- Có cảm giác mùi kim loại trong miệng
- Đau đầu dữ dội
- Chóng mặt, nôn mửa, lạnh bụng
- Đau mỏi cơ thể
- Ho, khó thở
- Viêm da dị ứng
- Mất ngủ
Đọc thêm: aspirin là gì
Trên đây là cách xử lý khi bị đổ thủy ngân, vỡ nhiệt kế. Hy vọng bạn đã hiểu về sự nguy hiểm của chúng và có cách phòng vệ hợp lý.