Virus Ebola gây nên đại dịch tại nhiều nước Tây Phi với tỷ lệ tử vong cao lên đến 90%. Chúng gây ra những biến chúng nguy hiểm tới các cơ quan cơ thể con người. Benhviendakhoahaian sẽ chia sẻ tới bạn các các thông tin tổng hợp chi tiết nhất về virus Ebola trong bài viết ngay dưới đây.
Mục lục
1. Virus Ebola bắt nguồn từ đâu?
1.1. Virus Ebola là gì? Cấu tạo virus Ebola
Ebola virus là một loài virus gây ra bệnh sốt xuất huyết, làm tổn thương mạch máu trong cơ thể dộng vật linh trưởng, đặc biệt là con người. Chúng là loài virus thuộc các họ dưới đây:
a. Họ Arenaviridae.
b. Bunyaviridae
c. Họ Flaviviridae
d. Filoviridae
Tên một trong 5 loại virus gây nên dịch cúm Ebola là Bundibugyo. Tiếp theo là Zaire, Sudan và virus Tai Forest, hay còn gọi là virus Bờ Biển Nga. Loại thứ năm là loài virus Reston, tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì loại này không gây nên dịch bệnh ở người. Năm loài virus Ebola này được đặt tên theo khu vực mà chúng bùng phát bệnh. Hoặc nơi có tài liệu bằng chứng bệnh về nó.
Dưới kính hiển vi, ta có thể thấy virus Ebola có dạng sợi dài, có thể cuộn lại. Chúng có siêu cấu trức cùng bộ mã di truyền được mã hóa cho hạt virus.
Tìm hiểu thêm: Virus Corona
1.2. Nguồn gốc Ebola virus
Các nhà khoa học cũng chưa thể khẳng định nguồn gốc thật sự của virus Ebola đến từ đâu. Nhưng theo các nghiên cứu đáng tin cậy, loài virus này đã tồn tại từ lâu trên cơ thể động vật như khỉ, vượn, hay dơi. Các cá thể này sẽ lây lan bệnh cho nhau và cuối cùng, chúng sẽ gây bệnh cho con người.
Lần đầu tiên virus Ebola được phát hiện là từ năm 1976 ở Tây Phi. Tên gọi Ebola cũng là chỉ địa điểm gần nơi công bố dịch – Sông Ebola.
1.3. Đặc điểm đường lây lan của virus Ebola
Dịch bệnh Ebola hay còn được biết đến là dịch sốt xuất huyết do các loai virus trên gây ra. Bệnh lây lan trên cơ thể con người một cách nhanh chóng từ người sang người, phát triển thành đại dịch Ebola ở con người. Các con đường lây truyền bệnh Ebola có thể kể đến như:
Tiếp xúc trực tiếp: máu, mồ hôi, nước tiểu, phân, sữa mẹ … của người bệnh
Virus Ebola không tự bay và lây lan qua không khí được. Tuy nhiên có thể chúng sẽ lây lan qua các hạt nước bọt mà người bệnh bắn ra. Vô tình người khỏe mạnh chạm phải vào các đồ vật của người bệnh Ebola.Các vật dụng đã bị dính virus Ebola cũng sẽ gây bệnh nếu con người tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Thời gian ủ bệnh là từ 3-21 ngày. Trung bình khoảng 10 ngày bệnh nhân sẽ phát bệnh.
Virus này có khả năng chịu nhiệt, chúng có thể sống tới 30 phút trong điều kiện nhiệt độ trên 50 độ C.
Công tác kiểm soát dịch yêu cầu phải có sự hợp tác chung sức của cả xã hội. Các đội y tế cần nhanh chóng phát hiện các đối tượng có tiếp xúc gần với bệnh nhân Ebola hay xác người tử vong vì Ebola. Sau đó chăm sóc và chữa bệnh, xử lý các triệu chứng phổ biến và hạn chế tác nhân lây lan.
2. Bệnh do virus Ebola gây ra là bệnh gì?
2.1. Sốt xuất huyết do Ebola
Bệnh nhân nhiễm virus cấp tính Ebola phát bệnh đột ngột với cơn sốt cao, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, xuất huyết, … Chúng nhanh chóng gây suy nhược cơ thể, làm tổn thương các cơ quan cơ thể và tỉ lệ tử vong cao.
Có thể bạn quan tâm: Sốt xuất huyết
2.2. Xét nghiệm phát hiện bệnh
Đầu tiên, cần phải phân biệt bệnh do virus Ebola gây nên so với các bệnh cúm khác, bệnh sốt rét, hay bệnh sốt xuất huyết do các loài virus khác.
Để xác định chính xác bệnh Ebola, người bệnh cần được lấy máu xét nghiệm, phân lập virus. Có thể lấy mẫu nước bọt hoặc các dịch tiết khác. Sau tuần đầu tiên ki tiếp xúc với nguồn bệnh, bệnh nhân có thể cho ra kết quả
3. Triệu chứng khi mắc bệnh Ebola
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiều nét tương đồng với các bệnh cúm khác. Chúng thường bắt đầu sau 1 tuần khi bệnh nhân nghi mắc. Các triệu chứng cụ thể khi bệnh nhân dính virus Ebola dưới đây:
- Sốt
- Đau đầu, đau cơ
- Viêm họng
- Nôn, ói
- Tiêu chảy, đau bụng
- Pháy ban, bầm tím
4. Dịch bệnh Ebola ở châu Phi
4.1. Ebola năm 1976
Dịch Ebola đầu tiên được công bố là tại đất nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Tại đây, 318 người đã nhiễm bệnh và tỉ lệ tử vong gần 90% (280 người chết. Tại Sudan, 151/284 người nhiễm cũng đã tử vong.
4.2. Đại dịch Ebola năm 2014
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tính đến ngày 23 tháng 10 năm 2014, số người chết vì virus Ebola lến đến 4.922 người. Với số ca nghi nhiễm là 10.141 ca.
Tuy nhiên, khả năng lây lan Ebola tại Việt Nam là rất thấp. Virus này chỉ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, Việt Nam đã có công tác phòng chống dịch khá kịp thời. WHO cũng có khuyến cáo, dù tỷ lệ thấp, nhưng Việt Nam cũng có sự phân bố của loài dơi nghi là trung gian lây bệnh. Người dân cần biết và tránh tiếp xúc với các loài động vật hoang dã này.
5. Cách phòng tránh bệnh cúm Ebola
Xem thêm: Khẩu trang 3M
Virus Ebola lây lan khi chúng ta tiếp xúc với máu, dịch tiết của người hay động vật bị nhiễm bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa nhiễm Ebola, cần thực hiện các khuyến nghị sau đây
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, cồn, …
- Tránh các tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết khác từ người nhiễm hoặc nghi nhiễm
- Không chạm vào vật cá nhân của người bệnh
- Ăn chín uống sôi, không sử dụng thịt động vật hoang dã
- Tránh đi du lịch tới các vùng có khả năng diễn ra dịch cúm Ebola
Virus Ebola gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người cũng như kinh tế. Hy vọng với các thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về Ebola cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này.