Bệnh Sốt xuất huyết: dấu hiệu, cách điều trị và biện pháp phòng bệnh

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue từ loài muỗi Aedes aegypti gây ra. Mỗi năm có từ 50 – 1000 ca nhiễm. Vì độ lây nhiễm cũng như tính lặp lại hàng năm nên bệnh sốt xuất huyết được WHO xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần được loại bỏ và phòng tránh.

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết được biết đến với ca bệnh đầu tiên trên thế giới vào thế kỷ XIII. Thời điểm đó có tới hơn 100 nước có người mắc. Nguyên nhân chính của căn bệnh là do Loài muỗi Aedes aegypti (Muỗi vằn) chứa virus Dengue gây nên.

Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm hiện nay. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị virus Dengue xâm nhập. Những ca mắc bệnh sốt xuất huyết ở thể nhẹ thường sẽ tử khỏi sau một tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên, có một số người bệnh bị trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đển tính mạng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sốt xuất huyết có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sốt xuất huyết, giai đoạn sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh bảo và Sốt xuất huyết Dengue nặng.

Tìm hiểu thêm: Đại dịch cúm 

2. Triệu chứng sốt xuất huyết

Triệu chứng sốt xuất huyết

2.1. Với thể bệnh nhẹ

Người mắc sốt xuất huyết thường gặp phải một số biểu hiện như:

Đột ngột sốt cao từ 39 – 40 độ, thời gian kéo dài từ 2 – 7 ngày, cơn sốt không có dấu hiệu hạ. Biểu hiện tiếp là đau đầu dữ dội. Có thể xảy ra hiện tượng nổi mẩn, phát ban trên cơ thể.

2.2. Với thể bệnh nặng

Người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu trên cùng một số dấu hiệu nặng như:

Người bệnh sẽ gặp phải chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, Họ cũng có thể gặp vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen. Những triệu chứng nặng hơn có thể gặp như đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã.

Đối với những dấu hiệu này nếu không được cấp cứu ngay lập tức sẽ có thể dẫn đến tử vong.

3. Bệnh sốt xuất huyết trải qua các giai đoạn nào?

3.1. Giai đoạn 1

Sốt cao 39 – 40 độ liên tục, kéo dài, khó hạ, hay đau đầu. Biểu hiện này giống với sốt virus thông thường nên rất khó phân biệt. Thời điểm này người bệnh nên đi khám và làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag để biết mình có mắc bệnh này không.

3.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 mới chính là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Những triệu chứng trở nặng dần như xuất huyết nội tạng, nôn mửa, mất máu, choáng, mê sảng,…. Lúc này người bệnh cần được cứu chữa kịp thời. Cùng với đó, người bệnh sẽ được xét nghiệm xem lượng tiểu cầu trong máu.

3.3. Giai đoạn 3

Thời điểm này chính là lúc cơ thể đang dần hồi phục. Những dấu hiệu xuất huyết sẽ giảm và mất dần. Cơ thể người bệnh khỏe lên, tiểu cầu tăng. Mọi thứ dần ổn định trở lại trạng thái ban đầu.

Có thể bạn quan tâm: Virus Corona

4. Các xét nghiệm sốt xuất huyết bạn cần biết

Các xét nghiệm sốt xuất huyết bạn cần biết

Xét nghiệm 1: Xét nghiệm NS1

Loại xét nghiệm này được chỉ định thực hiện trong thời gian từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 3 của bệnh. Xét nghiệm này giúp xác định chính xác kháng nguyên của virus.

Xét nghiệm 2: Xét nghiệm kháng thể IgM

Từ ngày thứ 6 của bệnh, bạn sẽ được chỉ định loại xets nghiệm này. Mục đích để xem kháng thể của người bệnh chống lại virus.

Xét nghiệm 3: Xét nghiệm kháng thể IgG

Người bệnh thực hiện xét nghiệm này để xác định kháng thể của cơ thể người bệnh bảo vệ lâu dài.

5. Cách điều trị người bị sốt xuất huyết

Cách điều trị người bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cũng chưa có vacxin phòng tránh. Người mắc bệnh được điều trị triệu chứng là chủ yếu để không gặp những biến chứng nặng.

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn
  • Chú ý không ăn uống những loại thực phẩm màu nâu hoặc đỏ như xá xị, sô cô la để tránh gây nhầm lẫn với việc xuất huyết.
  • Uống nhiều nước để không bị mất nước. Có thể dùng nhiều oresol bù nước hoặc trái cây như nước dừa, cam, chanh.
  • Ăn mặc thoáng mát, lau người bằng nước ấm.
  • Chỉ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5°C. Khuyên dùng Paracetamol (Hapacol), không dùng Aspirin, Ibuprofen, Analgin, Natri naproxen,…dễ gây tác dụng phụ.
  • Khi gặp những triệu chứng trở nặng ngay lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu.

6. Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh không lây từ người qua người. Nó chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) hút máu người bệnh, rồi đốt người khỏe mạnh. Lúc này người khỏe sẽ bị mắc bệnh.

7. Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Người mắc bệnh này ở thể nhẹ sẽ dần khỏi từ 7 – 10 ngày. Còn những trường hợp bị nặng, sẽ tùy vào triệu chứng mà có thời gian điều trị lâu hơn.

8. Cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả

Cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả
  • Tất cả các dụng cụ chứa nước trong gia đình như bể nước, chum vại, thùng, xô, chậu cần được đậy kín. Tránh trường hợp muỗi có nơi trú ngụ để đẻ trứng.
  • Thực hiện loại bỏ lăng quảng, bọ gậy trong các bể chứa nước lớn bằng cách thả cá.
  • Các loại xô, chậu, dụng cụ chứa nước cần được lật úp, không để nước tồn đọng.
  • Khi đi ngủ kể cả ban ngày cần thả màn và mặc quần áo dài tay để không bị muỗi đốt.
  • Phun hóa chất phòng chống muỗi xung quanh nhà, xã, phường.
  • Khi bị sốt cao liên tục không hạ, hãy đến thăm khám tại cơ sơ y tế. Không nên tự ý điều trị tại nhà để tránh trường hợp nguy hiểm tính mạng và lây lan dịch bệnh.

Nếu bạn quan tâm hãy đọc: Ô nhiễm môi trường

Với những thông tin trên về bệnh sốt xuất huyết, Benhviendakhoahaian hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Đồng thời giúp bạn nắm được các giai đoạn của bệnh, các cách phòng tránh để không mắc bệnh cũng như lây lan cộng đồng. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, hãy tìm đến trực tiếp nơi khám chữa bệnh để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN