Đại dịch cúm Tây Ban Nha có gì đặc biệt, nguyên nhân và triệu chứng của dịch cúm 1918

Đã hơn 100 năm kể từ ngày đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 xảy ra. Đại dịch cúm này đã lấy đi sính mạng của gần 100 triệu người trên toàn cầu. Cùng benhviendakhoahaian nhìn lại toàn bộ lịch sử của trận đại dịch khủng khiếp này.

1. Đại dịch cúm Tây Ban Nha

Đại dịch cúm Tây Ban Nha

Đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra chính xác từ tháng 1 năm 1918 cho đến tận tháng 12 năm 1920. Đây được coi là một đại dịch chết người một cách bất thường, liên quan trực tiếp đến virus cúm A H1N1. Nó được coi là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Khi mà số lượng người nhiễm trên khắp thế giới đã lên tới 500 triệu, giết chết khoảng 100 triệu (3-5% dân số thế giới). Thậm chí cả những bán đảo xa xôi Thái Bình Dương và Bắc Cực cũng chịu ảnh hưởng của đại dịch khủng khiếp này.

Có một điểm lạ thường của dịch cúm Tây Ban Nha này. Nếu như các đợt dịch cúm khác, người tử vong sẽ là người già, trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu. Thì đợt dịch cúm 1918 này hoàn toàn ngược lại. Nó chủ yếu cướp đi sính mạng của những người lớn khỏe mạnh trước. Trong đại dịch này, chính những phản ứng của hệ miễn dịch mạnh mẽ của người lớn lại khiến cơ thể nhanh chóng bị tàn phá. Còn những cơ thể với hệ miễn dịch yếu hơn lại ít chịu ảnh hưởng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Virus Corona

2. Các biểu hiện khi mắc cúm Tây Ban Nha 1918

Mùa xuân năm 1918, làn sóng đầu tiên của đại dịch cúm xuất hiện. Mọi thứ đều trôi qua nhẹ nhàng. Các biểu hiện của cúm cũng chỉ là cảm giác ớn lạnh, sốt, người mệt mỏi. Sau đó vài ngày thì người cúm tự hồi phục. Thời điểm này, số ca tử vong rất thấp, không đáng kể và dường như không có gì để bàn luận.

Tuy nhiên, làn sóng dịch cúm Tây Ban Nha lần hai diễn ra vào mùa thu năm đó mới thật sự đáng nhớ. Dịch cúm lần này lây lan nhanh chóng. Người mắc bệnh chỉ sau vài giờ đến vài ngày là tử vong. Người bệnh bị chuyển màu da sang màu xanh, phổi đầy dịch. Chính điều này khiến cho họ bị ngạt thở và nhanh chóng tử vong. Không có thuốc chữa kịp thời, người bệnh cứ thế ra đi.

3. Vì sao gọi tên là Đại dịch cúm Tây Ban Nha ?

Vì sao gọi tên là Đại dịch cúm Tây Ban Nha ?

Đại dịch cúm Tây Bạn Nha là do chúng bắt đầu từ Tây Ban Nha? Điều đó có đúng hay không? Sự thật không phải dịch cúm bắt nguồn từ Tây Ban Nha. Cùng tìm hiểu nguyên nhân sau đây.

Năm 1918, chiến tranh thế giới thứ Nhất đang vào thời điểm cao trào. Những nước lớn đang tham chiến như Đức, Áo, Pháp, Anh, Mỹ không muốn để kẻ thù biết về dịch cúm. Do đó, mọi tin tức về dịch cúm trên các nước này đều bị che giấu, bưng bít thông tin.

Ở những quốc gia trung lập không tham chiến như Tây Ban Nha thì ngược lại. Họ không giữ bí mật, họ hoàn toàn công khai tin tức hàng ngày. Chính điều này đã khiến công chúng lầm tưởng rằng dịch cúm xuất hiện từ đây. Cái tên dịch cúm Tây Ban Nha còn do nước này bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch này. Thậm chí cả nhà Vua Tây Ban Nha thời đó – ông Alfonso XIII cũng mắc bệnh cúm này.

Và thực tế rằng đến tận ngày nay, người ta vẫn không biết chính xác về ổ dịch cúm từ đâu. Một số cho rằng từ Đông Á, số khác thì cho rằng xuất phát từ Châu Âu. Cũng có một số thì cho rằng xuất phát từ Kansas Mỹ.

Tìm hiểu thêm: Huyết áp cao

4. Nguyên nhân gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha

Nguyên nhân gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha

Chỉ trong khoảng 6 tháng, dịch cúm đã giết chết 25 triệu người. Với tốc độ lây lan nhanh chóng cùng với con số tử vong cao khiến người dân liên tưởng đến ngày tận thế nhân loại. Họ cho rằng, loại cúm này do một chủng virus độc lực cao.

Mặc dù đấy chỉ là giả thuyết vì ngày đó không có biện pháp khắc phục. Còn các nhà nghiên cứu thì đã tìm ra chủng virus 1918 cũng tương tự với các chủng dịch cúm khác. Vậy nguyên nhân vì sao mà người ta lại bị tử vong nhiều đến vậy?

Nguyên nhân có thể do con người tập trung đông đúc tại các doanh trại quân đội, đô thị. Với các biện pháp vệ sinh kém, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dẫn tới sự lây lan của cúm.

Nguyên nhân khác có thể do cơ thể của người bị cúm ốm yếu khiến cho vi khuẩn bệnh phổi phát triển. Điều này khiến cho phổi đầy dịch làm cho người bệnh ho, ngạt thở và ra đi nhanh chóng.

Cùng với đó là chưa có những loại thuốc đặc trị, người bệnh không thể tự chống trả được virus và dễ tử vong.

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường

Sau đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 cũng xảy ra một số đại dịch cúm khác. Tuy nhiên, số lượng ca tử vong vẫn là thấp hơn và ít nguy hiểm hơn cúm Tây Ban Nha. Đại dịch này vẫn là một trong những đại dịch cúm của nhân loại, gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN