Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ nào cũng áp dụng dễ dàng

Với những ai lần đầu làm mẹ chắc hẳn không khỏi bỡ ngỡ trước cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp từ A – Z cách chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản từ ăn ngủ, vệ sinh rất đầy đủ và dễ hiểu, bà mẹ nào đọc cũng áp dụng dễ dàng.

1. Cách cho trẻ sơ sinh bú

1.1. Tư thế cho bé bú mẹ đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh không thể bỏ qua cách cho trẻ bú. Các bà mẹ mới sinh cơ thể thường rất mệt mỏi do vết đau chưa liền. Do vậy, việc cho bé bú có thể tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ. Mẹ có thể ngồi cho bé bú hoặc nằm cho bé bú, nhưng mẹ hãy lưu ý tư thế cho bé bú đúng cách.

Mẹ ngồi cho bé bú

Tư thế cho bé bú mẹ đúng cách

Trước tiên mẹ cần chọn chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái dù ở trên giường hay ở ghế. Vì mỗi cữ bú của bé có thể lên đến 30 phút, việc chọn chỗ có điểm tựa sẽ giúp mẹ có thể ngồi lâu mà không bị mỏi lưng. Mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bú?

  • Mẹ ôm bé nằm vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung.
  • Mẹ cần đảm bảo cho 3 điểm đầu, lưng và mông của bé trên cùng một đường thẳng. Bé hơi nghiêng với bầu ngực mẹ. Bụng bé chạm bụng mẹ và mặt bé chạm ngực mẹ.
  • Tránh để em bé nằm ngửa, chỉ có đầu nghiêng vào ngực mẹ sẽ khiến em bé không thoải mái.

Mẹ nằm cho bé bú

mẹ nằm cho bé bú

Mẹ hoàn toàn có thể nằm trên giường và nghiêng người cho bé bú nếu sức khỏe mẹ còn yếu. Mẹ chỉ cần lưu ý khi cho bé bú nằm, mẹ cần kê cao đầu bé hơn thân người để bé bú dễ dàng và không bị trào ngược sữa mẹ. Tuy có thể cho bé bú nằm, nhưng mẹ nên tập ngồi dậy và đi lại để nhanh hồi phục sức khỏe.

Cho trẻ song sinh bú

cho bé song sinh bú

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới lọt lòng đã vất vả, nhưng chăm sóc trẻ song sinh mẹ sẽ vất vả gấp đôi. Và không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh nếu như mẹ có tận 2 bé. Nếu hai bé cùng bú một lúc, mẹ cần chuẩn bị tư thế bế sao cho phù hợp. Khi cho trẻ song sinh bú 2 bên bầu ngực, lượng sữa mẹ gần như được tân dụng hoàn toàn. Bởi nếu mẹ cho bú một bên, bên kia bầu ngực cũng sẽ chảy theo rất lãng phí.

  • Mẹ đặt 2 bé song song hai bên, đầu bé áp mặt vào bầu ngực mẹ, hai chân để sau lưng mẹ.
  • Có thể dùng thêm gối chữ U đỡ phía dưới để tránh mẹ bị mỏi tay
  • Mẹ lần lượt cho từng bé vào tư thế, sau đó tiếp tục cho bé còn lại vào
  • Mẹ có thể thay đổi vị trí bú của hai bé để mắt bé được cân đối và giúp lượng sữa hai bên cân bằng hơn.

1.2. Trẻ sơ sinh cần bú mẹ bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh cần bú mẹ bao nhiêu là đủ?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau 24h đầu

Ở những giờ đầu tiên của cuộc đời cách chăm sóc trẻ sơ sinh đầu tiên là việc cho trẻ bú. Trẻ mới lọt lòng bú rất ít chỉ khoảng 15ml/ lần và khoảng 8 lần trong ngày. Và hều hết bé sẽ bú được lượng sữa non nếu mẹ có sữa ngay. Lượng sữa non tuy ít nhưng rất vi diệu khi chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như calo cho bé. Chính vì thế, dù có bú một lượng rất ít, bé vẫn nhận được đầy đủ chất cần thiết trong 24h đầu tiên.

Lưu ý mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt, nhất là 1 – 2 giờ sau sinh. Điều này sẽ giúp mẹ nhanh về sữa và bé quen với việc ngậm vú mẹ lần đầu tiên. Nếu không cho bé bú sớm, bé sẽ dễ chìm vào giấc ngủ và việc cho bú về sau sẽ khó khăn hơn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

Ở tháng đầu tiên, mỗi cữ bú của trẻ sẽ cách nhau từ 2 – 3 giờ và khoảng 8 – 12 lần mỗi ngày. Trong tháng đầu tiên này, trẻ sẽ bú lượng sữa từ 45 – 88ml. Và lượng sữa sau khoảng 1 tháng ít nhất sẽ là 118ml/ mỗi cữ. Lúc này, bé đã quen với việc bú sữa mẹ và sẽ biết cách để mút nhanh hơn và nhiều sữa hơn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi

Khi trẻ đã hơn 2 tháng tuổi, lượng sữa của bé cần nhận được sẽ tăng dần lên từ 118 – 148 ml/ mỗi cữ và khoảng cách từ 3 – 4h giờ/ cữ. Khi trẻ đến 4 tháng tuổi, lượng sữa tiếp tục tăng có thể tới 177ml/lần.

Thời điểm 6 tháng, có bé sẽ cần nhận tới 236ml sữa/ lần và khoảng cách các cữ lâu hơn. Đây là thời điểm mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm thêm để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể bé.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bú sữa công thức

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nếu bé bú sữa công thức sẽ vất vả hơn chăm trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức, mẹ cần tham khảo lượng sữa bé cần tiêu thụ tùy theo từng giai đoạn.

Thông thường, trẻ cần bú khoảng 163ml/ mỗi kg cân nặng. Do đó, nếu trẻ có cân nặng khoảng 4kg, trẻ cần khoảng 652 ml sữa mỗi ngày. Các mẹ có thể dựa vào cân nặng của con để ước tính lượng sữa cần bổ sung.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau vài ngày đầu tiên, nếu trẻ bú sữa công thức sẽ khoảng 60 – 90 ml/ cữ và giãn cách khoảng 3 – 4 giờ/ cữ. Còn với trẻ bú sữa mẹ chỉ 2 – 3 giờ là trẻ đã có nhu cầu bú cữ tiếp theo.

Đến khi bé được 1 tháng tuổi, mỗi cữ sữa công thức trẻ cần khoảng 118ml và sau mỗi 4 giờ.

Tìm hiểu thêm: Sữa tốt cho hệ tiêu hóa trẻ

1.3. Dấu hiệu cho thấy bé cần bú mẹ

Dấu hiệu cho thấy bé cần bú mẹ

Những mẹ mới lần đầu làm mẹ thường không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi nào đói, không biết cách ước tính được thời điểm cần cho trẻ ăn. Vì vậy, đợi đến khi bé khóc, quấy mới cho bé bú. Lúc bé khóc là lúc bé đói quá, khó chịu, bực bội. Do đó, theo các chuyên gia y tế, mẹ cần cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu.

Mặc dù không phải cứ bé khóc là đói, đó có thể là bé cần ôm ấp, vỗ về hay đơn giản là thay tã. Nếu bé muốn bú mẹ, bé sẽ có một số biểu hiện mà mẹ có thể quan sát dễ thấy. Đó có thể là: ngọ nguậy đầu, há miệng, thè lưỡi, cho cả bàn tay vào miệng, môi chụm, rúc vào ti mẹ hay biểu hiện khác là phản xạ tìm kiếm. Ngoài ra, mẹ cần ước tính giờ để cho bé bú, tránh trường hợp bé đói quá sẽ quấy khóc và khó dỗ hơn.

1.4. Vỗ ợ hơi sau khi bú

vỗ ợ hơi cho trẻ

Một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh hết sức quan trọng mà bà mẹ nào cũng phải biết đó là vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú. Ngay cả khi bạn cho bú mẹ hoặc sữa công thức, bạn cần cho bé ợ hơi để tránh trường hợp trẻ bị ọc sữa do bú no. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau bú, bạn cần lưu ý tư thế bế bé ợ hơi như sau.

  • Bế trẻ ở tư thế vác vai, bụng áp sát vào ngực, vỗ nhẹ lưng bé
  • Giữ tư thế đó tầm 10 – 15 phút
  • Lưu ý giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ bé còn yếu
  • Làm thường xuyên sau mỗi cữ bú như một thói quen

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ sao cho đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ những giấc ngủ cũng khiến không ít các bà mẹ lo lắng. Việc trẻ ngủ ngon không chỉ giúp cho trẻ khỏe mạnh mà còn giúp cho các bà mẹ có thời gian nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ.

Trẻ sơ sinh cần được ngủ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ để giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ. Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé khoảng 28ºC. Không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ khiến bé cảm lạnh, ngược lại nhiệt độ cao sẽ khiến bé đổ mồ hôi, khó ngủ. Các mẹ cần thường xuyên kiểm tra cơ thể con để có sự điều chình phù hợp.

Ngoài việc cho trẻ bú nó, cơ thể sạch sẽ, phòng ngủ thoáng mát, các mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé, đung đưa nhẹ, hát ru hoặc mở nhạc nhẹ. Những âm điệu dịu êm cùng sự đung đưa khẽ sẽ giúp bé yêu dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ cần lưu ý: không cho trẻ sơ sinh ngủ ở tư thế nằm sấp. Việc nằm sấp chỉ nên diễn ra lúc bé còn thức và cách thời gian bú ít nhất 2 tiếng để bé không bị ọc sữa. Khi ngủ, việc trẻ nằm sấp mẹ sẽ không theo dõi được tình trạng của con và dễ xảy ra những nguy cơ không mong muốn.

Không phải bà mẹ nào lần đầu cũng biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi ngủ. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu, tham khảo thêm nhiều kênh kiến thức hữu ích để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ ngon.

3. Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Làn da của em bé mới sinh rất nhạy cảm và các mẹ cần hết sức lưu ý cách chăm sóc da cho bé mới sinh. Một số lưu ý về cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu lại:

Mẹ hãy chọn mua quần áo với chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi. Khi mua về cần cắt bỏ nhãn mác, giặt và phơi khô trước khi cho trẻ mặc.

Sử dụng loại xà phòng và nước xả vải dành riêng cho làn da nhạy cảm của những bé mới sinh. Không nên giặt chung đồ với người lớn vì loại nước giặt có chất tẩy rửa rất mạnh, dễ làm trẻ bị dị ứng.

Ngay khi bé tè, ị, mẹ cần chú ý thay tã ngay cho bé, tránh trường hợp để lâu bé sẽ bị hăm, đỏ. Đặc biệt lưu ý phần tã cần vừa vặn và phù hợp với làn da của bé. Không phải bất cứ loại tã bỉm nào trên thị trường cũng phù hợp với mọi đứa trẻ. Nếu thấy có hiện tượng hăm tã, dị ứng, mẹ hãy nhanh chóng đổi loại khác cho bé.

Sản phẩm sữa tắm, dầu gội cho bé phải là loại dịu nhẹ, không chứa cồn, chất tẩy mạnh. Khi trẻ mới sinh, các mẹ có thể dụng loại sữa tắm – gội 2 trong 1 để tiện cho việc tắm gội.

Sau khi tắm, mẹ nhớ bôi kem dưỡng ẩm cho bé nhất là khi trời khô hanh. Làn da nhạy cảm của bé cần có độ ẩm thích hợp để không bị thiếu nước.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhất là làn da luôn là việc đau đầu, nhưng nếu làm theo các hướng dẫn trên bé sẽ có làn da khỏe mạnh.

4. Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt là đôi mắt, mẹ cần lưu ý:

4.1. Khám mắt định kỳ

Việc khám mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện các bệnh về mắt của trẻ để chữa trị kịp thời. Để bảo vệ mắt cho trẻ, các mẹ cần cho bé bú đủ sữa mẹ và ngủ đủ giấc.

4.2. Chú ý ánh sáng phòng ngủ

Mẹ cần lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi ngủ. Khi trẻ ngủ cần một không gian không có ánh sáng để đảm bảo giấc ngủ sâu. Nếu vẫn có ánh sáng, mắt trẻ vẫn hoạt động và không được nghỉ ngơi đầy đủ. Ngay cả ban ngày, các mẹ cũng chú ý kéo rèm để hạn chế ánh sáng cho con.

Một vấn đề nữa cha mẹ cũng cần lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi treo đồ chơi cho con cần thay đổi vị trí để tránh bé không bị nhìn lệch. Về lâu dài bé sẽ gặp các bệnh về mắt.

4.3. Vệ sinh mắt thường xuyên

Mới sinh 1, 2 ngày, trẻ sơ sinh dễ bị tình trạng đổ ghèn ở mắt khiến mỗi sáng thức dậy hai hàng mi dính chặt vào nhau. Tình trạng này là hết sức bình thường do bé bị máu, dịch ối chảy vào mắt. Và điều này hoàn toàn có thể hết sau khi vệ sinh 1, 2 ngày. Trường hợp mắt bị ghèn mủ nặng, các mẹ cần cân nhắc đưa bé đến bác sĩ khám.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhất là vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Mẹ cần rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi bắt đầu vệ sinh mắt cho bé.
  • Dùng nước muối sinh lý (chuyên cho mắt) thấm ướt gạc vô trùng và lau nhẹ từ đầu đến đuôi mắt. Mỗi mắt một miếng gạc riêng.
  • Vệ sinh mắt 3 lần 1 ngày cho bé: sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và trước khi đi ngủ.

5. Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh

5.1. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách 

Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngoài ăn uống, ngủ nghỉ, việc tắm cho trẻ những ngày đầu tiên cũng khiến các mẹ bỡ ngỡ. Tốt hơn cả là mẹ có thể thuê người chuyên tắm gội cho trẻ sơ sinh hỗ trợ mình thời gian đầu. Thứ nhất, các mẹ sẽ yên tâm vì họ đã có kinh nghiệm, sẽ giúp em bé của các mẹ thoải mái nhất. Thứ hai, các mẹ sẽ học hỏi được cách tắm cho trẻ sơ sinh một cách trực quan nhất. Thứ ba, làm giảm tải công việc cho mẹ, mẹ dành thời gian nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thuê các cô tắm bé, mẹ cần lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh lúc tắm cần những điều sau.

  • Không để móng tay dài, không đeo nữ trang khi tắm cho bé. Vì vô tình những vật này có thể làm xô xước xa em bé và không an toàn cho trẻ.
  • Đảm bảo rửa tay thật sạch sẽ trước khi tắm cho bé để bé không bị nhiễm bất cứ vi khuẩn nào từ tay mẹ.
  • Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi tắm cho bé như: khăn xô to, khăn sữa nhỏ, quần áo, gạc, bông gòn, tăm bông, băng rốn, nước muối sinh lý 0,9%
  • Chuẩn bị nước tắm cho bé với nhiệt độ khoảng 36 – 38oC. Cách thử xem nước đã vừa tắm chưa, mẹ có thể áp dụng bằng cách đặt cùi trỏ tay vào chậu nước ấm.
  • Mẹ cần chuẩn bị hai chậu tắm cho bé, một chậu tắm và một chậu tráng. Chậu nước tắm mẹ có thể cho thêm vài hạt muối, vài giọt tinh dầu vào để giúp bé chống cảm lạnh.
  • Sau khi rửa mặt, gội đầu, mẹ cần lau khô đầu bé ngay và thả cả người bé xuống chậu tắm.
  • Khi kỳ cọ xong xuôi, mẹ đặt bé sang chậu tắm tráng để làm sạch sữa tắm và đặt trẻ ngay vào khăn xô. Nhớ ủ ấm bé một lúc cho bé quen dần rồi hãy mặc quần áo. Không mặc quần áo ngay khi vừa tắm xong sẽ khiến cơ thể bé tiếp xúc với không khí khi vừa ở dưới nước lên dễ cảm lạnh.
  • Nếu bé chưa rụng rốn, mẹ cần lau nhẹ nhàng, dùng tăm bông thấm khô nước vùng rốn để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Sau khi mặc quần áo, mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mắt mũi cho trẻ và dùng bông gòn lau từ trong ra ngoài.
  • Nếu mẹ muốn cắt móng tay cho bé, thời điểm sau tắm là hợp lý. Vì lúc này móng tay bé khá mềm mại và cơ thể bé đang rất thoải mái sau khi tắm sạch sẽ.

5.2. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở. Bà mẹ nào cũng quan tâm đến vấn đề chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhất là rốn là việc làm hàng ngày và bắt buộc.

Mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhất là rốn bé?

  • Mẹ cần rửa tay, sát khuẩn trước khi vệ sinh rốn cho bé.
  • Mẹ tháo băng rốn, gạc rốn nhẹ nhàng và quan sát có biểu hiện lạ như viêm, mủ, dịch gì không?
  • Dùng bông gòn và nước muối sinh lý lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
  • Tiếp tục lau nước muối sinh lý xung quanh vùng rốn.
  • Phần rốn có thể để hở hoặc sử dụng miếng gạc mỏng để che.

Mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi bé gặp các dấu hiệu bất thường ở cuống rốn. Một vài dấu hiệu không tốt như: rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi, có mủ, chảy nhiều máu, da quanh rốn sưng đỏ, rốn chưa rụng sau 3 tuần. Mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh hay bất kỳ thuốc bôi gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

6. Đội mũ và quấn tã cho trẻ có cần thiết?

Đội mũ và quấn tã cho trẻ có cần thiết?

Có rất nhiều mẹ khi mới làm mẹ lần đầu băn khoăn cách chăm sóc trẻ sơ sinh về việc đội mũ và quấn tã cho trẻ. Các mẹ thường sợ con lạnh nên đội mũ thường xuyên cho con. Tuy nhiên, đó là thói quen không tốt của các bà mẹ hay lo lắng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần biết: trẻ sơ sinh thường thoát nhiệt qua da đầu nên nếu ở trong nhà mẹ không cần đội mũ, hãy để đầu bé thông thoáng. Nếu đội mũ nhiều trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi, ngứa ngáy và quấy khóc. Trường hợp ra ngoài trời lạnh, mẹ mới cần đội mũ để giữ ấm cho bé.

Nhiều mẹ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi cho rằng quấn tã chặt để bé ngủ ngon hơn vì không bị giật mình. Tuy nhiên, ngày nay khoa học chứng minh điều ngược lại. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần biết: Quấn tã quá chặt có thể khiến trẻ bị ép khớp háng, khiến cho chân trẻ bị lệch trục và bí bách. Do vậy, với bất cứ thói quen nào, mẹ cũng cần tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để điều chỉnh phù hợp cho bé.

7. Lưu ý khác khi chăm sóc trẻ sơ sinh

7.1. Bổ sung vitamin D cho trẻ

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Cách chăm trẻ sơ sinh đúng cách, đầy đủ, các bà mẹ còn cần chú ý đến dinh dưỡng của con để con phát triển bình thường. Chỉ sữa mẹ hoặc sữa công thức thôi là chưa đủ. Bé còn cần được bổ sung vitamin D để duy trì sự phát triển của răng và xương. Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu có thể khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và các bệnh khác.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã thống kê, cứ 5 trẻ uống sữa công thức thì có 1 trẻ bổ sung đủ vitamin D. Và cứ 20 trẻ bú sữa mẹ thì chỉ có 1 trẻ đáp ứng đủ lượng vitamin D. Như vậy, có thể nhận thấy các mẹ vẫn chưa chú trọng đến việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Năm 2008, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đề xuất lượng vitamin D cho trẻ sơ sinh cần đến 400 đơn vị quốc tế (IU).

Với trẻ sơ sinh, vitamin D được lấy từ sữa mẹ và sữa công thức. Nhưng lượng đó không đủ để trẻ phát triển. Do đó, nhất là trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn cần bổ sung thêm vitamin D ít nhất cho đến khi bé ăn dặm. Khi ăn dặm, bé sẽ lấy vitamin D từ thực phẩm ăn dặm như: trái cây, phô mai, ngũ cốc, …Nếu lượng hấp thụ chưa đủ, các mẹ cần bổ sung từ thuốc nhỏ giọt hoặc thuốc dạng xịt vitamin D.

Như vậy, mỗi ngày mẹ cần bổ sung cho bé 400 đơn vị vitamin D quốc tế (400 IU) ngay từ sau khi sinh. Việc bổ sung cần thường xuyên, hàng ngày cho đến khi trẻ cai sữa. Sau đó, mẹ có thể cho bé uống khoảng 1 lít sữa công thức mỗi ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng như vitamin D. Bổ sung vitamin D là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý.

7.2. Lưu ý lịch tiêm phòng đầy đủ cho bé

 Lưu ý lịch tiêm phòng đầy đủ cho bé

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh còn một vấn đề vô cùng quan trọng là tiêm phòng cho bé. Sống trong một môi trường ô nhiễm, độc hại, khí hậu bất thường, dịch bệnh như hiện nay, trẻ cần tiêm phòng để phòng tránh các tác nhân khách quan.

Lịch tiêm phòng của trẻ cần được ba mẹ lưu ý và theo dõi sát sao để không bỏ lỡ những mũi tiêm cần thiết. Ngoài ra, trước khi cho trẻ đi tiêm cần đảm bảo trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Tiêm phòng chính là cách chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý để giúp con không mắc phải các bệnh dịch nguy hiểm.

7.3. Luôn theo dõi nhiệt độ trẻ

Luôn theo dõi nhiệt độ trẻ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh lúc ốm sốt luôn khiến các bà mẹ lần đầu lo lắng. Do vây, các mẹ luôn cần chuẩn bị nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé bất cứ khi nào. Việc đó nhiệt độ sẽ giúp mẹ biết được tình trạng của con, để quyết định việc chăm sóc sao cho phù hợp.

  • Thông thường, nhiệt độ của bé thường là 36,5 – 37,5°C.
  • Nếu nhiệt độ bé thấp hơn 36,5°C, bạn cần ủ ấm thêm cho bé để bé không bị lạnh.
  • Nếu nhiệt độ bé cao hơn 37,5°C, bạn cần bỏ bớt trang phục cho bé không bị nóng.
  • Nhiệt độ cơ thể bé cao hơn 38°C, bé đã bị sốt, bạn cần chườm ấm, mặc thoáng cho trẻ. Từ 38,5°C trở lên, bé cần được uống hạ sốt theo liều lượng và bé cần được đi thăm khám kịp thời.
  • Vị trí đó thân nhiệt cũng khác nhau. Nếu bạn đo ở nách mất 2 phút và bạn cần cộng thêm 0,5°C mới là nhiệt độ thực tế của bé. Nếu bạn đo ở hậu môn mất 1 phút. Đây là nhiệt độ thật của bé.

7.4. Trẻ sơ sinh hay khóc đêm là do đâu?

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm là do đâu?

Hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm thường gặp trẻ từ 2 – 16 tuần tuổi vào thời điểm chiều, tối. Mỗi cơn khóc của trẻ có thể kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ hoặc hơn. Dân gian gọi đây là “khóc dạ đề” còn Tây Y gọi đây là hội chứng Colic. Hiện tượng này chiếm tới 1/3 số trẻ sơ sinh và tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp do nguyên nhân khác cần được bác sĩ thăm khám và loại trừ. Các mẹ có thể tìm hiểu thêm về hội chứng này sâu hơn để không còn lúng túng khi nhìn con khóc.

Không phải ai làm mẹ lần đầu cũng biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh một cách trọn vẹn. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhìn chung không quá phức tạp, nhưng mỗi trẻ mỗi khác. Các mẹ cần quan sát theo dõi con mỗi ngày để con không chỉ lớn lên trong tình thương mà còn lớn lên một cách khỏe mạnh. Benhviendakhoahaian chúc các mẹ vượt qua những ngày đầu khó khăn này!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN