Cách dùng cốc nguyệt san đúng cách bạn đã biết

Hiện nay cốc nguyệt san khá phổ biến và được nhiều chị em Việt Nam tin dùng. Tuy nhiên, ai lần đầu sử dụng chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Từ cách dùng ra sao, đến cách vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn. Nếu bạn có băn khoăn có nên dùng cốc không, nếu dùng thì cách sử dụng và vệ sinh có dễ không, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Hiểu về cốc nguyệt san

cốc nguyệt san là gì
Cốc nguyệt san hay còn gọi là cốc đựng kinh nguyệt

Cốc nguyệt san hay còn gọi là cốc đựng kinh nguyệt dùng với mục đích đặt được vào âm đạo trong suốt những ngày hành kinh. Thay vì dùng băng vệ sinh để thấm hút kinh nguyệt, cốc nguyệt san hiện là sản phẩm vệ sinh được nhiều phụ nữ tin dùng.

XEM THÊM: Bật mí 7 cách nhận biết dấu hiệu mang thai chính xác nhất

Về chất liệu: chúng được làm bằng cao su hoặc silicone tùy từng nhà sản xuất.

Về hình dạng: cốc có hình dạng như một chiếc phễu.

Về màu sắc và kích cỡ: chúng đa dạng màu sắc và kích cỡ tùy từng hãng sản xuất. Không có kích thước chung cho tất cả. Do đó, khi mua hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin hoặc cần được tư vấn từ nhà cung cấp về size số.

Hạn sử dụng: Cốc được tái sử dụng nhiều lần. Thời hạn dùng có thể lên tới 5-10 năm tùy từng thương hiệu.

2. Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh?

Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh
Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh

Cùng phân tích ưu – nhược điểm của loại cốc đựng kinh nguyệt này để quyết định nên dùng hay không.

2.1. Ưu điểm

Thân thiện với môi trường

Ưu điểm đầu tiên có thể nói về sản phẩm này là cực kỳ thân thiện với môi trường. Nếu sử dụng băng vệ sinh, mỗi tháng mỗi chị em thải ra rất nhiều miếng băng. Nhân lên theo người trên năm, số lượng rác không thể kể hết.

Ngược lại, cốc nguyệt san có thể tái sử dụng. Không những vậy, hạn sử dụng lên tới 5 năm hoặc hơn. Như vậy, số lượng rác thải được giảm đi đáng kể/người/năm.

XEM THÊM: Máu báo thai và 07 câu hỏi thường gặp nhất

Tiết kiệm chi phí

Nếu làm một phép toán, trung bình người phụ nữ 1 tháng dùng hết bao nhiêu gói băng vệ sinh, 1 năm dùng hết bao nhiêu, 5 năm dùng hết bao nhiêu. Chắc chắn sẽ ra một con số không nhỏ.

Trong khi cốc nguyệt san dùng tới 5 năm và giá rẻ hơn nhiều so với số tiền dùng băng vệ sinh. Nhưng tin chắc rằng, yếu tố tiết kiệm chi phí không phải là yếu tố quyết định khiến một người phụ nữ thay đổi quan niệm về việc dùng cốc thay băng.

Thời hạn vệ sinh lâu hơn

Sau mỗi 3 – 5 giờ chị em cần thay một chiếc băng mới. Nhưng nếu dùng cốc thời hạn có thể lên tới 12 giờ, an toàn mà không sợ tràn. Đặc biệt có thể dùng qua đêm mà không lo tràn.

Tận hưởng cảm giác thoải mái

Sử dụng cốc kinh nguyệt, lượng kinh trong cốc chứa được gấp đôi so với băng vệ sinh. Điều này giúp bạn có được cảm giác khá thoải mái những ngày nhiều máu kinh này. Ngoài ra, dùng cốc bạn sẽ không có cảm giác ẩm ướt như khi bạn dùng băng vệ sinh hay tampon.a

Giảm bớt mùi hôi

Sử dụng cốc đựng kinh nguyệt sẽ giúp bạn giảm bớt mùi vào những ngày đèn đỏ.

An toàn hơn băng vệ sinh

Băng vệ sinh tiếp xúc trực tiếp với âm đạo, nếu không vệ sinh thay băng thường xuyên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Cốc nguyệt san được cho là an toàn hơn.

Tái sử dụng và không cần đi mua nhiều lần

Sử dụng băng vệ sinh bạn phải đi mua mỗi tháng. Ngược lại dùng cốc bạn sẽ bớt được thời gian đi mua. Vì có thể tái sử dụng sau mỗi kỳ kinh.

2.2. Nhược điểm

Chi phí ban đầu khá cao

Nếu như băng vệ sinh chỉ phải trả một khoản hàng tháng. Thì chi phí mua cốc kinh nguyệt ban đầu khá cao từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Dễ gây kích ứng

Nếu không vệ sinh tay sạch hoặc vệ sinh cốc không sạch, người dùng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, dễ bị kích ứng vùng kín.

Chọn được kích cỡ cốc phù hợp là một thách thức

Chỉ có cách thử dùng và trải nghiệm mới biết được kích cỡ đã phù hợp với bạn hay không. Do kích thước cốc liên quan đến nhiều yếu tố như: độ tuổi, lượng kinh, đã sinh con qua đường âm đạo hay chưa. Chọn sai kích thước có thể dẫn đến hiện tượng rò rỉ kinh.

Dễ tràn nếu rút ra không đúng cách

Qủa thực, việc đặt cốc vào bên trong dễ hơn nhiều so với việc rút cốc. Nếu không cẩn thận, cốc bị nghiêng sẽ dễ bị đổ.

Vệ sinh cốc cần đảm bảo

Để tái sử dụng ở những lần tiếp theo, bạn cần rửa sạch cốc, khử trùng nước sôi, cất vào túi vải. Không để trong nhà tắm ẩm ướt dễ bị nhiễm khuẩn.

3. Cách dùng cốc nguyệt san

Cách dùng cốc nguyệt san
Cách dùng cốc nguyệt san

3.1. Cách đặt cốc

  • Rửa tay thật sạch, lau khô tay
  • Gác 1 chân lên ghế hoặc thành bồn cầu
  • Bóp nhẹ miệng cốc thành hình chữ C hoặc chữ V
  • Nhẹ nhàng đặt vào trong và xoay nhẹ cốc sao cho vừa khít với âm đạo

3.2. Tháo cốc ra khỏi âm đạo

  • Rửa tay thật sạch, lau khô tay
  • Đứng ở tư thế giống lúc bạn đặt cốc vào
  • Nắm núm cốc, bóp nhẹ một phần đáy cốc và kéo cốc ra từ từ. Lưu ý để tránh tình trạng nghiêng đổ cốc

4. Cách vệ sinh cốc nguyệt san

Cách vệ sinh cốc nguyệt san
Cách vệ sinh cốc nguyệt san

4.1. Trước khi sử dụng

Khử trùng trước khi sử dụng lần đầu tiên bằng cách:

Thả cốc vào nòi nước sôi 5-10 phút. Chỉ nên sử dụng chiếc nồi đó cho việc này. Sau đó lấy cốc ra và để khô tự nhiên và đem cất.

4.2. Trong quá trình sử dụng

  • Rửa tay thật sạch
  • Từ từ lấy cốc nguyệt san ra theo hướng dẫn, đổ hết máu kinh vào bồn cầu
  • Rửa cốc với nước ấm bằng chút xà phòng dịu nhẹ bằng ngón tay hoặc bàn chải răng cũ.
  • Sau đó xả sạch lại với nước trước khi sử dụng tiếp.

4.3. Sau khi sử dụng mỗi kỳ kinh

  • Làm sạch cốc như thông thường
  • Khử trùng cốc với nước sôi
  • Lau khô hoặc để khô tự nhiên, cho vào túi vải và đem cất.

Hy vọng, Benhviendakhoahaian đã giúp bạn hiểu tổng quan về cốc nguyệt san, ưu-nhược điểm, cách sử dụng, cách vệ sinh một cách dễ hiểu nhất. Tùy theo điều kiện và nhu cầu cá nhân, bạn có thể ứng dụng linh hoạt nhất sao cho phù hợp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN