6 dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất mà mẹ bầu cần lưu ý

Có lẽ, điều khiến cha mẹ hạnh phúc nhất chính là khoảnh khắc được chào đón thiên thần nhỏ của mình ra đời. Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu luôn cảm thấy lo lắng và bất an vì họ không dự đoán trước được ngày chuyển dạ chính xác. Vì vậy, benhviendakhoahaian rất mong muốn có thể giúp các mẹ bầu phần nào bớt lo lắng thông qua những dấu hiệu sắp sinh sau đây nhé!

1. Những dấu hiệu sắp sinh

1.1. Bụng bầu hạ xuống thấp

Bụng bầu hạ xuống thấp

Vào những ngày cuối của thai kỳ, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thì thai nhi sẽ di chuyển dần xuống dưới vùng xương chậu, quay đầu xuống dưới và ở vị trí thấp – tư thế sẵn sàng để chào đời. 

Lúc này, đầu của em bé sẽ chèn lên bàng quang của mẹ khiến người mẹ đi tiểu nhiều hơn, khó di chuyển vì bụng có cảm giắc nặng nề hơn. Tuy nhiên ở giai đoạn này em bé không còn chiếm quá nhiều không gian của phổi khiến mẹ có cảm giác dễ thở hơn.

Hiện tượng này chỉ xảy ra trước lúc sinh vài giờ hoặc có thể sớm hơn là một vài tuần. Ở những người sinh bé thứ 2 trở đi thì dấu hiệu sắp sinh này sẽ trở nên không rõ ràng và khó cảm nhận.

1.2. Cổ tử cung co thắt mạnh và giãn nở

Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh rất phổ biến và hầu hết xảy ra ở phụ nữ sắp sinh. Tử cung sẽ co thắt mạnh với tần suất liên tục, mẹ bầu sẽ đau nhiều hơn dù có có ở tư thế nào. 

Hiện tượng này cũng xảy ra trong quá trình mang thai tuy nhiên mức độ đau và tần suất ít hơn nên rất dễ để các mẹ có thể phân biệt giữa co thắt sinh lý và co thắt khi chuyển dạ.

Bên cạnh đó, ở khoảng thời gian mà mẹ bầu sắp “lâm bồn” thì cổ tử cung sẽ giãn nở, trở nên mỏng hơn để sẵn sàng cho thai nhi chào đời. Các bác sĩ đánh giá tử cung phải mở khoảng 10cm thì sẽ thuận tiện cho việc sinh nở. Tuy nhiên tốc độ mở hay độ mở ở mỗi thai phụ là khác nhau và tăng dần khi gần đến lúc sinh. 

1.3. Vỡ ối

Vỡ ối

Em bé khi còn trong bụng mẹ được phát triển trong một túi nước ối, khi túi này vỡ ra cũng đồng nghĩa với việc em bé chuẩn bị chào đời. Mỗi mẹ bầu sẽ có cảm giác nước ối tuôn ra nhanh, mạnh khác nhau. Nó bất ngờ tuôn ra từ âm đạo và không gây ra bất kỳ đau đớn nào. 

Tùy vào từng thai phụ mà lượng nước và màu sắc của nước ối cùng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên rằng thai phụ nên ghi chép lại thời gian vỡ ối, màu sắc cũng như tình trạng của nước ối để có thể kịp thời xử lý.

Bạn nên lưu ý rằng vỡ ối ở bất kỳ thời điểm nào cũng gây ra ảnh hưởng đối với thai nhi. Đặc biệt là tình trạng vỡ ối xảy ra khi thai kỳ chưa đủ 37 tuần và nếu để càng lâu thì càng nguy hiểm.

1.4. Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy

Bắt đầu sang tuần thứ 37 của thai kỳ mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng âm đạo tiết ra nhiều dịch nhầy màu hồng hoặc đỏ. Đây thường là dấu hiệu sắp sinh để giúp mẹ bầu nhận ra em bé sẽ chào đời trong vài ngày tới. 

Thời gian xuất hiện dịch nhầy sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ vì vậy nếu thấy tình trạng này, các mẹ bầu và gia đình nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để có thể chào đón bé yêu ra đời.

Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu dịch nhầy tiết ra cùng với quá nhiều máu. Mẹ bầu cần phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

1.5. Thắt lưng đau mỏi, chuột rút, giãn khớp

Thắt lưng đau mỏi, chuột rút, giãn khớp

Khi sắp sinh, mẹ bầu thường bị chuột rút nhiều hơn. Đồng thời cũng xuất hiện những cơn đau lưng, mỏi lưng do cơ ở vùng xương chậu đang căng hơn bình thường. 

Hiện tượng này sẽ rõ ràng hơn ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, các mẹ bầu không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu tốt để tạo thuận lợi cho thiên thần chào đời.

1.6. Tiêu chảy

Một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến nhất chính là tình trạng bị tiêu chảy do hormone ở những người sắp sinh được tạo ra nhiều hơn, ảnh hưởng đến đường ruột của người mẹ khiến họ buồn nôn và tiêu chảy, đồng thời cơ thể cũng trở nên mệt mỏi hơn. 

Mẹ bầu ở giai đoạn sắp sinh thực sự gặp rất nhiều khó khăn về cả mặt thể xác và tinh thần. Vì vậy, trong giai đoạn này họ rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình để có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chào đón thiên thần ra đời. Vậy trong giai đoạn này, mẹ bầu cần lưu ý những gì về chế độ bổ sung dinh dưỡng thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phần tiếp theo nhé!

Có thể bạn quan tâm: Bệnh viện Hồng Ngọc

2. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn sắp sinh

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn sắp sinh

Chế độ dinh dưỡng an toàn, lành mạnh không những tốt cho thai nhi mà còn đem lại sức khỏe và năng lượng cho người mẹ. Vì vậy, mẹ bầu luôn luôn phải lưu ý về chế độ ăn uống của mình, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết:

– Nhóm chất bột: gạo, lúa mì, ngô, khoai lang,..

– Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua…

– Nhóm chất béo: vừng, lạc, dầu…

– Nhóm những vitamin, chất khoáng và chất xơ: rau xanh, trái cây chín…

Điều mà mẹ bầu cần lưu ý chính là tránh những thực phẩm không tươi mới, không an toàn như rượu bia; những thực phẩm chưa nấu chín hoặc chứa nhiều caffein…

3. Một số điều mẹ bầu nên lưu ý

Một số điều mẹ bầu nên lưu ý

3.1. Nên làm gì khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh

Ngày sinh chỉ là dự kiến nên sẽ không chính xác tuyệt đối. Vì vậy, điều đầu tiên thai phụ cần làm khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh là phải giữ bình tĩnh và thực hiện những bước sau:

– Đi khám thai đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể theo dõi và kiểm tra tình trạng của thai nhi thường xuyên.

– Ở những tháng cuối của thai kỳ, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ những vật dụng và giấy tờ cần thiết để tạo cho mình một cảm giác yên tâm và bớt lo lắng hơn.

– Tập làm quen với cơn đau vì đây là dấu hiệu tích cực giúp thai nhi ra đời thuận tiện hơn.

– Học cách kiểm soát và điều tiết hơi thở, thả lỏng cơ thể giúp bạn bớt lo âu.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ sinh tại: Bệnh viện Thu Cúc

3.2. Khi nào cần gọi cho bác sĩ?

Hãy đến bệnh viện và gặp bác sĩ khi gặp một số tình trạng sau đây:

– Gặp dấu hiệu sinh non: chảy máu âm đạo, đau bụng…

– Nước ối rò rỉ có màu nâu vàng hoặc xanh: dấu hiệu của phân su, rất nguy hiểm nếu thai nhi hít hoặc nuốt phải nó.

– Dịch âm đạo tiết ra kèm máu quá nhiều giống như kinh nguyệt.

– Cảm nhận em bé hoạt động ít hơn bình thường.

– Cơ thể có hiện tượng sưng phù hoặc trở nên nghiêm trọng hơn: đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Để chuẩn bị mọi thứ chu đáo nhất cho việc chào đón thiên thần bé nhỏ ra đời, mẹ bầu và gia đình cần phải tìm hiểu về những dấu hiệu sắp sinh cơ bản và những lưu ý khác để có thể xử lý kịp thời khi có bất kỳ tình huống nào xảy ra. Mong rằng mọi thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn, yên tâm hơn và có một tâm lý thoải mát nhất để chào đón em bé ra đời. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN