Ký sinh trùng là gì? Xét nghiệm ký sinh trùng khi nghi nhiễm ký sinh trùng

Ký sinh trùng trên cơ thể người gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe chúng ta. Nếu không được chữa trị kịp thời, các bệnh ký sinh trùng khiến cơ thể chịu những tác động xấu khó lường. Cùng Benhviendakhoahaian tìm hiểu về ký sinh trùng cũng như các xét nghiệm cần thiết nhé.

1. Ký sinh trùng ở con người là gì?

Ký sinh trùng ở con người là gì

Ký sinh trùng có thể hiểu đơn giản là các động vật sống bám vào cơ thể vật chủ khác. Cụ thể ở đây chúng ta đang tìm hiểu là ký sinh trên cơ thể con người. Chúng thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe khi ăn bám và phát triển thành các bệnh lý nguy hiểm

1.1. Các hình thức ký sinh

Dựa vào các mối quan hệ với chủ thể cũng như tập tính ký sinh, chúng ta có thể kể đến một số hình thức ký sinh trùng ví dụ như:

  • Ký sinh tùy ý
  • Ký sinh bắt buộc
  • Ngoại ký sinh
  • Nội ký sinh: Ký sinh nội bào/ Ký sinh giữa các tế bào

Xem thêm: Sữa tốt cho hệ tiêu hóa trẻ

1.2. Chủng loại thường gặp

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra 3 loại ký sinh trùng chính mà chúng ta hay gặp phải. Đó là:

Sinh vật đơn bào

Đây là các động vật nguyên sinh sống và sinh sản theo cấp số nhân trong cơ thể vật chủ. Chúng được gọi là chi Plasmodium với hơn 200 loài đã được tìm thấy. Hơn mười loài ký sinh trùng đã được xướng tên trong danh sách ký sinh trên người. Nổi bật nhất đó là Ký sinh trùng sốt rét, amip ăn não, amip lỵ, …

Giun sán

Giun sán

Đây là loại ký sinh trùng phổ biến nhất trong cơ thể con người. Vị trí ký sinh yêu thích của chúng là trong hệ tiêu hóa, hấp thụ chất dưỡng và sinh sôi ở ruột non chúng ta. Các loại giun sán thường thấy đó là giun đũa, giun móc, giun kim, sán dây, sán lá gan, …

Giun sán không thể nhân đôi trong cơ thể con người như các sinh vật đơn bào.

Côn trùng

Đây là loại ký sinh trùng sống trên bề mặt cơ thể con người. Có thể kể đến các loài như chấy, bọ chét, ve, rận, trùng ghẻ, …

2. Các bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng thường gặp

2.1. Bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét do ký sinh trùng ở muỗi

Bệnh sốt rét khá phổ biến tại nước ta, chủ yếu do muỗi Anophen lây lan bệnh. Khí hậu ở Việt Nam là môi trường lý tưởng để ký sinh trùng sốt rét phát triển mạnh thông qua các sinh vật trung gian.

Bệnh nhân bị bệnh sốt rét có thể gặp những biến chứng nguy hiểm khi không được phát hiện kịp thời, thậm chí sốt rét ác tính gây tỷ lệ tử vong lên đến 50% bởi chu kỳ phá vỡ hồng cầu của ký sinh trùng.

2.2. Bệnh giun sán, đường ruột

Trứng, ấu trùng giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các thực phẩm tươi sống không được rửa sạch. Hoặc một số loài còn có thể đi vào qua da của con người và ký sinh ngay dưới da. Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới.

Khi số lượng giun sán trong cơ thể người quá nhiều, chúng làm chủ thể suy dinh dưỡng, đau bụng, tiêu chảy mãn tính, … Hay thậm chí chúng còn có thể gây tắc ruột, cần phải phẫu thuật loại bỏ.

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của cà rốt

2.3. Các bệnh về da khi nhiễm động vật ký sinh

Các bệnh về da khi nhiễm Ký sinh trùng

Một số bệnh da liễu do ký sinh trùng gây ra có thể nêu đến như:

  • Bệnh trùng ghẻ
  • Viêm da do Demodex
  • Phát ban, dị ứng da

Ký sinh gây ra các bệnh da liễu thường có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cho nên chúng thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác của da như bị mụn, chàm da, …

Viêm da do Demodex

Tổn thương do nhiễm trùng da để lại những di chứng mất thẩm mỹ như thâm, sẹo, … Vì vậy, chúng ta cần làm các xét nghiệm ký sinh trùng để phát hiện nguyên nhân thực sự của bệnh nằm ở đâu. Tránh chữa trị sai phương pháp, gây mất thời gian cũng như làm bệnh trở nên nặng hơn.

3. Biểu hiện nhiễm ký sinh trùng

Bởi có nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, các triệu chứng khi bị nhiễm bệnh cũng rất khác nhau. Các dấu hiệu rất dễ bị lẫn lộn với các bệnh lý khác, ví dụ như ngộ độc hay viêm phổi.

  • Sốt
  • Thiếu máu
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Mẩn ngứa
  • Căng thẳng, thay đổi tâm sinh lý

4. Xét nghiệm nhiễm ký sinh trùng cần lưu ý gì?

Xét nghiệm nhiễm ký sinh trùng

Để xác định cơ thể có bị nhiễm ký sinh hay không, thông thường các bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm có liên quan. Kết quả xét nghiệm sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất cho bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng.

Các xét nghiệm ký sinh thường được sử dụng đó là

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm mô bệnh học
  • Soi phân, xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm PCR
  • Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

5. Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bạn có thể tới làm xét nghiệm tại các bệnh viện

  • Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương – 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương – 245 Lương Thế Vinh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Bệnh viện 108 – Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Xanh Pôn (Saint-Paul) – 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội

Chi phí xét nghiệm ký sinh trùng tại các bệnh viện dao động từ 100.000đ-150.000đ. Tùy loại ký sinh bạn cần xét nghiệm.

Xem thêm: Tác dụng vitamin E

6. Cần làm gì để không bị nhiễm các loài ký sinh?

Chúng ta cần ngăn cản ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể từ nhiều nguồn khác nhau như đường ăn uống, đường tiếp xúc, đường máu, … Một số biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng chống nhiễm ký sinh bạn có thể tham khảo dưới đây.

  • Vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng
  • Không ăn các món ăn sống như tiết canh, nem chua, gỏi cá, …
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi
  • Định kỳ tẩy giun sán

Hy vọng với các chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về các lọa hình ký sinh. Cũng như các vấn đề xung quanh việc xét nghiệm ký sinh trùng. Bạn hãy đến ngay các bệnh viện uy tín để thăm khám khi có các triệu chứng nêu trên để có thể phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN