Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì chắc hẳn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chế độ ăn uống góp một vai trò quan trọng giúp người bệnh điều trị hiệu quả. Nếu bạn là người bệnh hoặc có người thân bị thoát vị đĩa đệm, hãy lưu ý tới những nhóm thực phẩm nên ăn và kiêng ăn sau đây.
Mục lục
1. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
1.1. Nhóm thực phẩm cung cấp Glucose
Thực phẩm chứa nhiều Glucose gồm: hoa quả, ngũ cốc, bánh mì nầu, ngũ cốc nguyên hạt,..
Loại thực phẩm này giúp tạo năng lượng cho tế bào hoạt động, thực hiện các hoạt động của con người như chơi thể thao, đọc sách, nghỉ ngơi. Đây được xem là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể.
Theo một số nghiên cứu, nhóm thực phẩm này còn hỗ trợ trong việc chữa lành, thúc đẩy tự làm lành của đĩa đệm cột sống. Vì thế mà nhóm thực phẩm Glucose cần được bổ sung đầu tiên trong chế độ ăn uống.
1.2. Nhóm thực phẩm chứa Glucosamine
Nhóm thực phẩm chứa nhiều Glucosamine có thể tìm thấy là tôm, động vật giáp xác, nước luộc xương.
Chất này giúp làm chậm sự thoái hoá đĩa đệm cột sống. Vì vậy đây là nhóm thực phẩm thứ hai nên bổ sung trong thực đơn ăn uống của người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thực phẩm chức năng chứa chất này, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với thuốc hay thực phẩm chức năng.
1.3. Thực phẩm giàu Vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin A khá phong phú từ nhiều loại như: sữa, thịt bò, cà rốt, bí đỏ, khoai lang,..
Vitamin A hỗ trợ thúc đẩy sử phát triển của tế bào sụn trưởng thành. Nó có vai trò quan trọng giúp sụn và xương cột sống hình thành, khoẻ mạnh hơn.
Vitamin A cũng giúp tổn thương đĩa đệm nhanh phục hồi, các triệu chứng đau đơn cũng được kiểm soát hơn.
Mặc dù, vitamin A tốt cho cơ thể nhưng không nên làm dụng bổ sung nhiều quá. Hàm lượng dưới 2000mg mỗi ngày.
1.4. Thực phẩm chứa Vitamin C
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi, ớt,…
Vitamin C được xem là dinh dưỡng cần thiết tạo collagen – thành phần cấu tạo nên đĩa đệm cột sống. Ngoài ra vitamin C có tác dụng như chất chống oxy hoá, chống viêm, làm chậm thoái hoá, giúp cải thiện tình trạng viêm trong đĩa đệm và các mô xung quanh.
1.5. Thực phẩm giàu Canxi
Thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ. Một số loại rau cũng bổ sung canxi như: cải xoăn, súp lơ, đậu phộng, đậu hũ.
Canxi không phải thành phần cấu tạo nên đĩa đệm. Nhưng khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, xương cũng bị tổn thương. Canxi giúp xương cột sống chắc khoẻ hơn, nhờ đó, áp lực đĩa đệm giảm đi, giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, để hấp thụ canxi tốt hơn, người bệnh cần bổ sung vitamin D qua thực phẩm, hoặc qua ánh sáng mặt trời.
1.6. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 có nhiều trong các loại cá nước lạnh như: cá thu, cá hồi, cá ngừ và các loại hạt như: quả óc chó, hạt hạnh nhân, macca,..Ngoài ra, Omega-3 có thể bổ sung qua dầu cá hoặc thực phẩm chức năng.
Acid béo omega-3 có tác dụng giảm đau, giảm viêm ở người bị thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, đây là một dưỡng chất nên bổ sung vào chế độ ăn uống.
2. Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?
Sữa được xem là một thức uống nên được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số loại sữa người bệnh có thể lưu ý.
2.1. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành chứa hoạt chất Genisterin giúp xương khớp khoẻ mạnh. Chúng cung cấp Estrogen giúp chống loãng xương. Ngoài ra, chúng cung cấp hàm lượng chất béo thấp giúp giảm áp lực lên xương khớp.
2.2. Sữa bò
Sữa bò bổ sung nhiều lượng canxi nhất cho người bệnh mỗi ngày. Cơ thể người bình thường có thể cần tới 1000-1300mg canxi mỗi ngày. Tuy theo độ tuổi, tình trạng bệnh mà có những sự bổ sung phù hợp.
2.3. Sữa chua
Sữa chua giúp đường ruột người bệnh khoẻ mạnh hơn do uống thuốc nhiều. Ngoài ra, sữa chua chứa lợi khuẩn giúp người bệnh hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Người bị thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng sữa chua hàng ngày.
2.4. Sữa hạt
Mỗi 0,5 lít sữa hạt các loại như sữa hạt óc chó, sữa hạnh nhân chứa khoảng 45% canxi và 25% vitamin D. Đây thực sự là loại dưỡng chất người bệnh cần bổ sung.
2.5. Sữa công thức
Sữa công thức được xem là chứa các thành phần canxi, protein, magie,.. tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, uống loại sữa này, người bệnh cần đảm bảo pha đúng hướng dẫn sử dụng.
*Lưu ý khi uống sữa
- Thay thế sữa nguồn gốc thực vật nếu người bệnh không dung nạp đường lactose trong sữa động vật.
- Không nên uống khi đói rất hại dạ dày.
- Tuyệt đối không dùng sữa để uống thuốc.
- Thời điểm uống hợp lý: sau bữa sáng 30 phút, trước khi ngủ buổi tối 30 phút và sau khi uống thuốc 2 giờ.
- Người béo phì, thừa cân nên chọn loại ít đường, hoặc tách béo.
3. Bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh xa các loại thực phẩm sau để giảm các phản ứng viêm, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
3.1. Đường tinh chế
Các loại bánh kẹo, nước ngọt, bánh ngọt,..chứa nhiều đường tinh chế. Người bị thoát vị đĩa đệm khi nạp vào nhiều đường sẽ khiến đĩa đệm càng sưng viêm. Ngoài ra cơ thể sẽ tăng cân gây áp lực cho đĩa đệm khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
3.2. Ngũ cốc tinh chế
Một số loại ngũ cốc tinh chế như: bánh mì trắng, pizza chứa nhiều tinh bột – là tác nhân gây tăng đột biến insulin và viêm cơ khớp. Vì vậy, hãy dùng ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt để thay thế ngũ cốc tinh chế.
3.3. Thịt đỏ
Thực phẩm này chứa chất neu5gc có thể khiến phản ứng viêm nặng hơn. Mặc dù thịt đỏ bổ sung nhiều protein cho cơ thể nhưng người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế ăn.
3.4. Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh chứa nhiều hoá chất không tốt cho cả người bình thường. Nó khiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm khó có khả năng tự phục hồi. Vì vậy, hạn chế hoặc tốt nhất tránh các loại thức ăn chế biến sẵn.
Như vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì đã được Benhviendakhoahaian cung cấp chi tiết. Hy vọng, người bệnh tự xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cùng với việc hoạt động thể thao để giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả.