Vitamin A là một hợp chất vi lượng chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Sự thiếu hụt của vitamin A sẽ dẫn đến những vấn đề nguy hiểm tới thị lực và sức khỏe con người. Dưới đây, benhviendakhoahaian sẽ cùng chia sẻ với bạn những kiến thức bổ ích về vitamin A.
Mục lục
1. Vitamin A có vai trò gì với sức khỏe con người?
1.1. Đối với thị lực
Vitamin A có tác dụng gì đối với cơ thể? Câu trả lời nổi bật và cũng là vai trò then chốt của vitamin A đối với cơ thể con người đó chính là việc đảm bảo sức khỏe của mắt và tăng cường thị lực cho mỗi con người.
Yếu tố vitamin A bảo vệ giác mạc và kết mạc của mắt, đồng thời vitamin A cũng thúc đẩy sự thích nghi của mắt trong các điều kiện môi trường không tối ưu như ánh sáng yếu, thiếu sáng,…
Xem thêm: Tác dụng của vitamin c
1.2. Bảo vệ niêm mạc, tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin A là một loại vitamin cần thiết để bảo vệ các mô niêm mạc trong cơ thể như khí quản, phổi, tuyến nước bọt, hệ tiêu hóa, … ngoài ra vitamin A còn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể con người. Chúng đóng vai trò như một hàng rào chắn ngăn các yếu tố ngoại lai sâm nhập vào cơ thể của chúng ta như vi khuẩn, bụi bẩn, và các tác nhân gây bệnh khác.
Bên cạnh đó ngoài yếu tố bảo vệ thì Vitamin A cũng thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh như tiêu chảy, sốt, cảm … Với mong muốn cải thiện và giảm các triệu chứng của bệnh, đặc biệt sử dụng vitamin A rất hiệu quả với các bệnh nhân là trẻ em.
1.3. Vitamin A có tác dụng chống lão hóa
Vitamin A là chất tan trong dầu, mỡ hay chất béo, chúng tồn tại dưới các dạng phân tử, ngăn ngừa sự lão hóa. Đây cũng là một trong những hợp chất góp phần tăng cường sự chắc khỏe và dẻo dai của xương khớp, chống lại sự oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do và kháng viêm cho cơ thể.
1.4. Đối với phụ nữ có thai
Đối với phụ nữ mang thai thì việc bổ sung vitamin A trong quá trình mang thai là một trong những yếu tố cần thiết mà các bà đầu cần đặc biệt chú ý đến. Tác dụng của vitamin A được khẳng định trong rất nhiều nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới, Rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thai nhi giúp thai nhi phát trển một cách khỏe mạnh và toàn diện.
2. Thiếu hụt Vitamin A có thể dẫn đến tác hại gì?
Vitamin A là một loại vitamin không thể thiếu được trong cơ thể con người, do vậy việc để cho cơ thể bị thiếu hụt vitamin sẽ gây lên những ảnh hưởng rất xấu đối với cơ thể chúng ta.
2.1. Ảnh hưởng xấu tới mắt và hệ miễn dịch
Khi cơ thể bị không được cung cấp đủ lượng vitaminA cần thiết sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị tổn thương, đặc biệt các là tổn thương về mắt như:
- Quáng gà, mắt mờ không nhìn rõ
- Khô rát mắt, khó khăn khi mở mắt
- Đau mắt, đỏ mắt
- Tuyến lệ bị kích thích, chảy nước mắt không ngừng
Trong trường hợp thiếu vitamin A nặng, bệnh nhân có thể gây viêm giác mạc và mù lòa mắt.
Bên cạnh đó, người bệnh thiếu vitamin A sẽ cảm thấy chán ăn. Luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, và tóc dễ gãy rụng. Việc thiếu hut vitamin A cũng dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch cũng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa… Thiếu vitamin A thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc các bệnh khác như bệnh sởi, nhiễm trùng.
Có thể bạn quan tâm : tác dụng của vitamin E
2.2. Lão hóa da
Sự thiếu hụt Vitamin A ảnh hưởng nhiều tới vẻ đẹp thẩm mỹ, cụ thể là với làn da. Bởi đây là chất ngăn chặn quá trình căng thẳng oxy hóa. Và hỗ trợ lưu thông máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn và không bị bong tróc, nứt nẻ.
Nhiều sản phẩm dược mỹ phẩm có đề cập tới việc trị mụn bằng vitamin A, với thành phần Retinol. Tuy nhiên, bạn cần được khám và tư vấn chứ không được tự ý sử dụng. Để có một làn da đẹp thì bạn nên bổ sung vitamin A cho cơ thể mình một cách phù hợp, thông qua chế độ ăn uống khoa học và đủ chất.
2.3. Sức khỏe của sản phụ và trẻ em
Vitamin A là một chất vô cùng quan trọng với con người và đối với các bà bầu thì vitamin A càng quan trọng hơn, Các bà bầu cần bổ sung vitaminA ngay từ khi chuẩn bị đón thai kỳ đến giai đoạn cho con bú. Bạn nên chuẩn bị sức khỏe tốt bổ sung không chỉ vitamin A mà còn nhiều loại vitamin khác và đảm bảo dinh dưỡng để con của mình được phát triển toàn diện nhất.
Các vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ cũng phụ thuộc nhiều vào vitamin A. Vì khi không được bổ sung đầy đủ, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, hệ thống miễn dịch cũng như thị lực của các con.
Khi gặp các dấu hiệu trên đây hoặc nghi ngờ bản thân thiếu vitamin A, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám. Và được các bác sỹ tư vấn điều trị bổ sung sự thiếu hụt theo lộ trình cụ thể và chi tiết nhất.
Xem thêm: tác dụng của vitamin B12
3. Bổ sung Vitamin A thiếu hụt như thế nào?
3.1. Các loại thực phẩm hằng ngày chứa Vitamin A
Khuyến cáo cho thấy, một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng về các loại thực phẩm sẽ hạn chế nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, cụ thể là thiếu lượng vitaminA cần thiết.
Các thực phẩm giàu vitamin A nhiều nhất phải kể đến đó là các loại rau củ quả có màu sắc rực rỡ như
- Cà rốt
- Bí đỏ
- Ớt chuông
- Khoai lang
- Xoài
Các loại thực phẩm có màu cam, đỏ này là biểu hiện cho Beta-Carotene, tiền chất của VitaminA.
Bên cạnh đó, các thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp hàm lượng vitamin A cao nhất là:
- Trứng gà
- Cá thu
- Cá hồi
- Dầu cá
- Gan gà
- Phô mai
3.2. Bổ sung Vitamin A bằng các loại thực phẩm chức năng
Khi các bữa ăn hàng ngày không thể đảm bảo lượng vitamin cần thiết. Việc sử dụng các viên uống bổ sung vitamin A vẫn vô cùng đơn giản.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bố mẹ, ông bà cần đưa trẻ đi uống vitamin A định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Liều lượng sử dụng vitamin A
Tùy theo độ tuổi và giới tính, liều lượng Vitamin A cần thiết cho một ngày lại khác nhau. Bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Nam độ tuổi 14-20: 900 microgram
- Nữ độ tuổi từ 14-20, 700 microgram
- Người trưởng thành 20 tuổi trở lên, 770 microgram
- Phụ nữ mang thai từ 20 tuổi trở lên, 1300 microgram.
Trên đây là những chia sẻ mang tính chất tham khảo của benhviendakhoahaian về vitamin A. Để chuẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám trực tiếp.