Vitamin B12 là một trong những vitamin rất dễ bị thiếu hụt, nhất là đối với phụ nữ có thai và những người ăn chay. Vì vậy, chúng cần được bổ sung kịp thời nếu không cơ thể sẽ gặp những triệu chứng nguy hiểm. Hãy cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu Vitamin B12 có tác động như nào tới cơ thể con người nhé!
Mục lục
1. Vitamin B12 là gì? Chức năng của VitaminB12 đối với cơ thể
1.1. VitaminB12 đảm bảo sinh trưởng ở cấp độ tế bào
Vitamin B12 là loại vitamin thiết yếu giúp cơ thể tái tạo, phân chia và phát triển tế bào. VitaminB12 đảm bảo sự khỏe mạnh của hồng cầu, các dây thần kinh, hỗ trợ lưu trữ và nguyên phân ADN.
Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân bào. Khi cơ thể bị thiếu hụt Vitamin B12, cơ thể sẽ gặp các vấn đề khi không thể cung cấp các tế bào có yêu cầu về số lượng nhiều, chẳng hạn như hồng cầu hay các mô trong đường tiêu hóa.
Xem thêm: Tác dụng của Vitamin D
1.2. Đối với sức khỏe và hệ thần kinh
Vitamin B12 giúp con người chuyển hóa năng lượng cũng như truyền các xung thần kinh. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh và tỉnh táo hơn, các tế bào thần kinh luôn trong trạng thái an toàn và giảm nguy cơ bị thoái hóa.
Các bác sĩ đã công nhận rằng Vitamin B12 có tác dụng tích cực trong trị liệu các bệnh tâm thần và cải thiện triệu chứng trầm cảm lo âu. VitaminB12 giúp bệnh nhân điều chỉnh tâm trạng, giảm sự căng thẳng và tăng cường tập trung khá hiệu quả.
1.3. Tốt cho móng, tóc, da
Giảm gãy rụng tóc và móng tay, móng chân chắc khỏe hơn là những hiệu quả dễ nhận thấy khi con người được cung cấp đầy đủ vitamin b12. Các tế bào biểu bì trên da cũng có thể phát triển khỏe mạnh, hạn chế viêm da, khô da, mụn trứng cá và các bệnh da liễu khác.
1.4. Thiết yếu đối với phụ nữ có thai
Người mẹ trong thai kỳ được cung cấp đủ Vitamin B12 sẽ làm giảm các nguy cơ dị tật thai nhi về mặt di truyền. Bởi đây là vitamin quan trọng trong quá trình tổ hợp ADN, tạo nên cơ thể của trẻ.
1.5. Ngừa bệnh thiếu máu với vitamin B12
Số lượng hồng cầu con người sản sinh ra trong một ngày là vô cùng lớn, nếu có sự cố trong quá trình này vì thiếu vitamin b12, có nguy cơ sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến cơ thể tiều tụy, mệt mỏi trong lâu dài.
2. Triệu chứng nguy hiểm khi thiếu Vitamin B12
Một số biểu hiện bất thường khi cơ thể thiếu vitamin B12 có thể kể đến như dưới đây:
- Đau đầu, chóng mặt
- Choáng váng khi làm việc
- Mờ mắt, tầm nhìn giảm sút
- Da nhợt nhạt hoặc bị vàng da
- Cơ thể mệt mỏi
- Tim đập nhanh
- Bị châm chích ở tay chân
- Tâm trạng bất ổn, suy giảm trí nhớ
Các triệu chứng này thường xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12 trong thời gian dài, sau khi bổ sung có thể sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, các tổn thương về mặt thể trạng thần kinh và não bộ có thể sẽ tồn tại theo từng năm tháng và không thể trị khỏi hoàn toàn.
Chính vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng. Tuân thủ đúng các toa thuốc điều trị. Và nếu có để có thể giảm thiểu tối đa các vấn đề liên quan đến sức khỏe khi thiếu lượng vitamin B12 cần thiết.
3. Bổ sung Vitamin B12 như thế nào là an toàn?
Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, mỗi ngày cơ thể con người cần bổ sung khoảng 2.4 micrograms vitaminB12. Cơ thể con người có khả năng tích trữ loại vitamin này trong nhiều năm để dùng dần, nên bạn không cần quá lo lắng về việc bổ sung Vitamin khi không có chỉ định của bác sĩ.
3.1. Các thực phẩm giàu Vitamin
Trong tự nhiên, VitaminB12 chỉ được tìm thấy trong các loại thịt. Chính vì vậy, những người ăn chay hoặc những người có vấn đề về đường ruột thường có nguy cơ thiếu hụt loại Vitamin này.
Các loại thực phẩm giàu Vitamin b12 bao gồm:
- Thịt bò
- Gan của các loài động vật như cừu, bò, bê, …
- Hải sản: Cá ngừ, Cá hồi, cua, ngao …
- Sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa
- Trứng
3.2. Thuốc dạng viên bổ sung Vitamin B12
Phụ nữ có thai và những người ăn chay trường thường có nguy cơ cao bị thiếu hụt VitaminB12. Việc bổ sung vitamin bằng các viên uống tổng hợp an toàn và rất dễ sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến dược sỹ, bác sỹ trước khi dùng bất kỳ thuốc bổ sung vitamin nào.
Có thể bạn quan tâm: Thực phẩm chức năng
3.3. Tiêm Vitamin B12
Tiêm Vitamin B12 là một hình thức bổ sung khá phổ biến và hiệu quả để ngăn cản và điều trị các dấu hiệu thiếu hụt. Bạn có thể đến các bệnh viện uy tín để khám và đưa ra giải pháp phù hợp nhất với bản thân.
Hình thức tiêm: tiêm vào cơ hoặc vào bắp.
4. Thừa Vitamin B12 có sao không?
Bổ sung Vitamin B12 được xem là khá an toàn với cơ thể. Nếu dư thừa, lượng dư thừa sẽ được cơ thể tự đào thải qua hệ bài tiết. Trong trường hợp sử dụng liều cao khi điều trị, bệnh nhân thiếu Vitamin B12 có thể bị các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn
- Rối loạn tiêu hóa
- Mệt mỏi, chán ăn
- Chóng mặt, đau đầu
Có thể bạn quan tâm: Tác dụng vitamin A
VitaminB12 là hợp chất quan trọng đối với cơ thể, khi bạn cảm thấy có các dấu hiệu nghi thiếu, hãy đến ngay các cơ sở bệnh viện để được khám và xác mình tình hình sức khỏe chính xác nhất. Các thông tin benhviendakhoahaian chia sẻ không mang tính thay thế cho các chẩn đoán y khoa, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo cho bạn đọc.