Vịt om sấu: Cách làm đặc sản vịt om sấu Hà Thành ngon đúng vị

Vịt om sấu với vị chua ngọt thanh dịu thơm ngon. Đây là món ăn không thể bỏ qua khi các bà nội trợ khi lên thực đơn cho gia đình. Hãy cùng benhviendakhoahaian khám phá cách làm món vịt om sấu đặc sản miền Bắc ngay nhé.

1. Vịt om sấu Hà Nội có gì đặc biệt?

Vịt om sấu Hà Nội

Thịt vịt được biết đến là món ăn khá quen thuộc và dễ tìm tại Việt Nam. Chúng có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng bởi thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào.

Về mặt hương vị, thịt vịt om sấu mang vị chua thanh mát, dịu nhẹ như mùa thu Hà Nội, kết hợp cùng chút tê tê đầu lưỡi, thơm lừng của sả ớt. Đây chắc chắn là đặc sản khó quên mang đậm bản sắc của văn hóa ẩm thực miền Bắc.

Đậm đà và cuốn hút, vịt om sấu luôn khiến con người ta mê mẩn và ưu tiên lữa chọn. Trên mâm cơm gia đình hay trên bàn nhậu, mọi người rõ ràng đều yêu thích món ngon này.

Để mang lại đúng hương vị mỹ thực này, không phải ai cũng biết cách. Món vịt om sấu đặc trưng của người Hà Nội mang sự tinh tế và mềm mại, ăn hoài mà không chán. Bạn cần tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu. Tới các bước sơ chế, làm sao để vịt không bị hôi, lại ngọt thơm béo ngậy.

Hãy bắt tay ngay vào bếp chế biến nhé!

2. Nguyên liệu chế biến

Nguyên liệu chế biến món vịt om sấu
  • Vịt cỏ: khoảng 1,5kg (loại vịt này không quá nhiều mỡ, thịt chắc)
  • Sấu: 7-10 quả sấu
  • Chanh: 1 quả
  • Gia vị: Hành khô, tỏi, sả, gừng, riềng, ớt
  • Rau thơm: Hành lá, mùi tàu, rau ngổ,
  • Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn…

3. Hướng dẫn cách làm vịt om sấu Hà Thành

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu rau củ

Rửa sạch các loại rau thơm và gia vị như hành, tỏi, sả, gừng, hành lá, …

Sấu cạo sạch phần vỏ bên ngoài, sau đó rửa sạch, ngâm nước lạnh.

Bước 2: Sơ chế thịt vịt để không bị hôi

Vịt mua về muốn khử sạch mùi hôi, bạn cần rửa sạch vịt với nước. Món ăn có thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn có loại bỏ hết mùi vịt được hay không.

Sau đó dùng muối hạt to và gừng đập dập bóp kỹ thịt. Rửa thịt vịt lần nữa với nước lạnh.

Dùng chanh tươi chà lên da vịt. Đây là cách khử mùi vịt rất hiệu quả mà người miền Bắc thường sử dụng.

Vịt sau khi đã được làm sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn. Cho vào bát tô, ướp thịt với

  • 2 thìa cà phê muối
  • 1,5 thìa cà phê hạt nêm
  • 2 thìa cà phê nước mắm
  • Hạt tiêu
  • Hành khô, tỏi khô, gừng, sả, riềng, ớt: đập dập, băm nhuyễn
sơ chế ướp thịt vịt

Thịt vịt cần được ướp trong khoảng 30 phút để ngấm gia vị, thành phẩm sẽ thơm ngon hơn.

Xem thêm: Mì xào bò

Bước 3: Cách xào thịt vịt

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Cho hành khô, tỏi đã băm nhuyễn vào phi thơm dậy mùi. Tiếp theo cho thêm sả thái mỏng vào phi tiếp.

Cho vịt đã ướp ở bước 2 vào đảo đều. Đảo liên tục đến lúc thịt vịt săn lại và có mùi thơm bốc là là được.

Xào vịt sẽ giúp vịt sau chế biến thơm hơn và ngấm mắm muối gia vị hơn.

Bước 4: Om thịt vịt cùng sấu và gia vị

Vịt sau khi đã xào săn, bỏ hết sấu vào đảo cùng. Chế nước sôi vào nồi, ngập thịt. Nấu lửa lớn đun sôi nước, hớt bọt. Sau khi sôi, bạn hạ lửa vừa và om vịt và sấu trong khoảng 30 phút.

Lưu ý:

  • Bạn cũng có thể om vịt sấu cùng với khoai sọ, hoặc măng để tăng thêm hương vị cho món ăn gia đình.
  • Nếu bạn muốn om vịt béo ngậy hơn, có thể thay nước lọc bằng nước dừa, bạn sẽ có món vịt om sấu nước dừa hấp dẫn

Sau khi thịt vịt đã mềm, bạn nhớ dùng muỗng dằm nát sấu ra. Độ chua của món vịt om sấu là đến từ sấu, nếu không muốn chua quá, bạn không cần dằm toàn bộ sấu nhé.

Nêm nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị. Cho mùi tàu, rau ngổ và hành lá vào thịt vịt om sấu, đảo đều và tắt bếp, múc ra bát và trang trí.

Thành phẩm món vịt om sấu

Bạn nên dùng món ăn này khi còn nóng, ăn kèm với bún hoặc cơm đều rất ngon.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm sườn xào chua ngọt

4. Lẩu vịt om sấu

Ngoài các món lẩu phổ biến hiện nay như lẩu Thái, lẩu kim chi, lẩu Tứ Xuyên, … Tại sao bạn lại không thử ngay món lẩu vịt om sấu cơ chứ. Món lẩu này vừa đậm đà, vừa lạ miệng, hứa hẹn đây sẽ là điểm nhấn đáng chú ý cho bạn trong bữa cơm gia đình.

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt vịt: 1 con
  • Sấu: 10 quả
  • Khoai môn, khoai sọ: 500 – 600 gram
  • Dấm gạo, hoặc dấm bỗng, hoặc mẻ: 30 gram
  • Các loại nấm: 400 gram (nấm rơm, nấm kim châm)
  • Các loại rau củ ăn kèm: Rau muống, rau rút, khoau sọ, khoai môn, cà rốt, hành tây, váng đậu.
  • Bún hoặc mỳ gạo, mỳ tôm
  • Gia vị: hành khô, hạt tiêu, đường muối, bột ngọt và bột năng

Xem thêm: Món ngon mỗi ngày

4.2. Cách chế biến

Sơ chế, ướp thịt vịt và các nguyên liệu khác như cách làm ở phần trên. Các món rau ăn kèm rửa sạch, cắt miếng vừa ăn và bày ra đĩa.

Bạn có thể lọc xương lấy thịt vịt ướp riêng, xương vịt sẽ hầm lấy nước dùng, món nước lẩu sẽ ngọt

Dùng nồi to đun nóng dầu, phi thơm hành tỏi và bỏ thịt vịt đã ướp vào xào săn. Bỏ vào nồi các nguyên liệu củ như sấu, cà rốt, khoai môn, khoai sọ vào đảo cùng. Đảo liên tục, sau đó chế nước dùng vịt hầm vừa đủ ngập hết rau củ và thịt vịt. Vặn nhỏ lửa và om vịt sấu khoảng 20 phú là bạn đã có nồi lẩu vịt om sấu thơm ngon.

Đồ nhúng bạn chuẩn bị trước bày lên bàn cung quanh nồi lẩu vịt om sấu.

Vậy là cả gia đình có thể quây quần bên nhau thưởng thức món ăn đặc sản Hà Nội này rồi. Chúc bạn và gia đình sẽ có những phút giây đầm ấm và cùng thưởng thức các món ngon mỗi ngày.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN