Glucosamine là một loại chất tự nhiên được tìm thấy trong và xung quanh chất lỏng và các mô đệm của sụn khớp cơ thể. Trong y học là một loại thuốc (dược phẩm) có tác dụng làm giảm triệu chứng đau, sưng, cứng khớp. Cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu về Glucosamine và liều dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mục lục
1. Glucosamine là gì?
Glucosamine là một loại chất tự nhiên được tìm thấy trong, xung quanh chất lỏng và các mô đệm của sụn khớp trong cơ thể. Trong y học nó là một loại thuốc (dược phẩm) có tác dụng làm giảm triệu chứng đau, sưng, cứng khớp.
Trong thực tế, chất Glucosamine chủ yếu được tạo ra từ các phòng thí nghiệm từ một chất có tên là Chitin. Chitin được lấy trong vỏ các loại hải sản như tôm, cua và các sinh vật biển.
Các nhà nghiên cứu đã kết hợp Glucosamine với Chondrotin sulfate hoặc Glucosamine với methylsulfonylmethane, MSM trong các viên uống. Mục đích là bổ sung dinh dưỡng và bảo vệ xương khớp hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Glutathione là gì
2. Tác dụng chính của Glucosamine trong điều trị bệnh
- Hỗ trợ điều trị và giúp các bệnh nhân viêm khớp giúp giảm đau khớp hiệu quả. Đồng thời, duy trì hoạt động bình thường của xương khớp.
- Giúp giảm đau khớp và duy trì hoạt động bình thường của xương khớp.
- Glucosamine hỗ trợ thêm dưỡng chất giúp phục hồi, duy trì, tái tạo sụn khớp. Chủ yếu cho các bệnh nhân bị thoái hóa, loãng xương, viêm khớp cấp và mãn tính.
- Giúp tăng cường tái tạo mô sụn, sụn khớp nhằm giúp sụn khớp khỏe mạnh, tránh sự hao mòn do gốc tự do mang lại.
- Gia tăng lượng dịch nhầy nhằm giảm tình trạng cứng khớp, đau khớp. Mục đích giúp cho xương khớp có thể hoạt động trơn tru hơn.
- Ngoài những hỗ trợ cho xương khớp, Glucosamine còn hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh về viêm loét đại tràng, viêm đường ruột.
- Cung cấp dưỡng chất cho mắt, da, giảm tình trạng tích lũy chất béo trong cơ thể
- Glucosamine giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng suy nhược, mệt mỏi cơ thể.
3. Liều dùng Glucosamine để mang lại hiệu quả tốt nhất
Theo các chuyên gia, dù Glucosamine có hiệu quả trong cả việc hỗ trợ điều trị cũng như tăng cường sức khỏe xương khớp. Nhưng chúng ta không được sử dụng bừa bãi. Để hiệu quả nhất, chúng ta cần nắm được cách sử dụng và liều dùng theo phác đồ của y bác sĩ.
Thông thường, liều dùng Glucosamine cho phép là 1.500 mg mỗi ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng:
Glucosamine không phải là thuốc đặc trị bệnh. Nó chỉ là thực phẩm hỗ trợ, bổ sung trong điều trị. Do đó, không có tác dụng ngay lập tức mà cần dùng theo lộ trình trong một khoảng thời gian cụ thể. Để hiệu quả, bệnh nhân cần sử dụng chất này mỗi ngày theo lộ trình. Đồng thời kết hợp với các thuốc khác để điều trị.
Để đạt hiệu quả, người bệnh xương khớp nên uống Glucosamine đều đặn và liên tục hàng ngày từ 1 – 2 tháng đầu. Lộ trình dùng và liều dùng có thể giảm theo tình trạng cơ thể và do bác sĩ tư vấn.
Theo khuyến cáo, tác dụng của thuốc Glucosamine sẽ thấy hiệu quả rõ ràng nhất là sau 2-6 tháng sử dụng. Tuy vậy, tác dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là thể trạng người bệnh, tình trạng bệnh nặng nhẹ của mỗi người. Nếu thể trạng tốt, thích ứng tốt với thuốc thì tác dụng có thể thấy rõ hơn, sớm hơn.
Đọc thêm: Thực phẩm chức năng
4. Glucosamine có nhiều trong nhóm thực phẩm nào?
Nhóm thực phẩm có chứa Glucosamine gồm:
- Sụn đầu xương, sụn sườn của bò, gà, vịt, heo
- Vỏ của các loại hải sản như tôm, cua…
Đặc biệt, nhóm người trẻ tuổi hoàn toàn có thể tự tổng hợp Glucosamine từ thực phẩm giàu glutamine. Đó là từ các loại thịt như: thịt bò, thịt cừu, thịt gà, cá, hay trứng, sữa, các loại đầu và rau xanh.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Ngoài những công dụng đã được chứng minh của Glucosamine thì cũng có một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng.
- Hiện tượng táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, đau đầu, chứng ợ nóng, buồn nôn, phát ban.
- Có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin. Bệnh nhân tiểu đường cần đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung Glucosamine.
- Có thể làm tăng thêm cholesterol “xấu” theo một số nghiên cứu trên động vật.
- Có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc như thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu, thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin,…Nên tránh dùng Glucosamine cùng lúc với các loại thuốc này.
- Có thể làm tăng hấp thu tetracyclin ở dạ dày – ruột.
Tìm hiểu thêm: Collagen là gì
6. Đối tượng nào không nên sử dụng Glucosamine?
Hiện chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả đối với:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ em
- Trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi
Do vậy, nếu không có chỉ định của bác sĩ, những đối tượng này hoàn toàn không tự ý sử dụng.
Trên đây là một số thông tin hữu ích đối với những người đang tìm hiểu về Glucosamine . Lưu ý, thông tin chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần được thăm khám và có chỉ định liều dùng của bác sĩ trước khi dùng.