Huyết áp thấp là gì, những dấu hiệu bệnh huyết áp thấp và thực phẩm cho người bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp là bệnh gì nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp, những dấu hiệu nhận biết người bị bệnh huyết áp thấp và cách phòng tránh bệnh huyết áp thấp sẽ được Benhviendakhoahaian.vn chia sẻ với các bạn trong bài viết dưới đây.

Huyết áp thấp là bệnh gì?

120/80mmHg chính là trị số huyết áp ổn định của một người bình thường có sức khỏe tốt. Nhưng nếu trị số này giảm xuống một cách bất thường, thường xuyên ở mức dưới 90/60mmHg, có thể cơ thể đang cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh huyết áp thấp.

XEM THÊM: Huyết áp cao là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh

Đối với những ai đang mắc bệnh huyết áp thấp, tuyệt đối không được xem nhẹ chúng, bạn cần phải đến các trung tâm y tếm bệnh viện để nhận được sự thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa, bởi nếu không được can thiệp kịp thời rất có thể tình trạng bệnh sẽ chuyển nặng, gây nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt là tình trạng máu không đủ để bơm lên não cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn tới cơ thể ngày càng mệt mỏi và sức khỏe giảm sút đi nhiều.

Đối với những ai đang mắc bệnh huyết áp thấp, tuyệt đối không được xem nhẹ chúng
Đối với những ai đang mắc bệnh huyết áp thấp, tuyệt đối không được xem nhẹ chúng

Những nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây ra áp thấp là rất nhiều: có thể là do di truyền từ bố mẹ, sự suy giảm chức năng của các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim, thận hoặc hệ thần kinh bị rối loạn cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn mắc huyết áp thấp.

Bê cạnh đó, chế độ sinh hoạt thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều chất kích thích, béo phì hoặc suy dinh dưỡng cũng có thể khiến huyết áp giảm thường xuyên rất nguy hiểm tới tính mạng.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị huyết áp thấp

Hoa mắt chóng mặt thường xuyên khi bị huyết áp thấp

Với những ai bị huyết áp thấp, thường sẽ rơi vào tình trạng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu nhẹ nếu như cơ thể đang nằm hoặc ngồi yên mà bất ngờ đứng dậy. Do đó, đối với những trường hợp này, bạn cần từ từ đứng lên/ ngồi xuống, tránh vận động mạnh đột ngột sẽ khiến huyết áp không thể ổn định.

Đau đầu dữ dội và thường xuyên dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất đối với những bệnh nhân bị huyết áp thấp chính là những cơn đau đầu dữ dội thường xuyên xảy ra. Do đó, nếu bắt gặp hiện tượng cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái đau đầu nhiều thường xuyên, đặc biệt là đau phần đỉnh đầu, mức độ đau có thể tăng dần lên, hãy mau chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

BẠN NÊN XEM: Thuốc hoạt huyết dưỡng não: tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Bị ngất xỉu trong bệnh huyết áp thấp

Những trường hợp ngất xỉu thường xuyên hoặc đột ngột đều là do lượng máu không đủ để bơm lên não cũng như khắp các bộ phận trong cơ thểm từ đó dẫn tới huyết áp bị tụt. Với những trường hợp ngất xỉu đột ngột, bạn cần lưu ý đặc biệt đối với người già, bởi thực tế có nhiều trường hợp hạ huyết áp dẫn tới ngất xỉu té gãy xương cũng như chấn thương các bộ phận khác rất nguy hiểm.

Bệnh huyết áp thấp gây thiếu tập trung, cơ thể luôn mệt mỏi

Bệnh huyết áp thấp cũng khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và thiếu tập trung, máu không đủ để đi tới các bộ phận trên cơ thể, não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động, kéo theo cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi và lo lắng, căng thẳng.

Bệnh huyết áp thấp làm Mắt mờ

Với những ai bị huyết ap thấp ở múc độ nặng, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như thị lực giảm sút, mắt mờ đột ngột. Tình trạng này rất nguy hiểm với những ai đang lưu thông di chuyển trên đường, do đó nếu nhận thấy mình có dấu hiệu trên cần dừng xe, ngồi nghỉ chờ cho tớ khi thị lực và huyết áp ổn định trở lại rồi mới tiếp tục di chuyển lại bình thường.

Cảm giác buồn nôn và cơ thể lạnh khi bị huyết áp thấp

Cơ thể luôn lạnh, da dẻ tái xanh thiếu sức sống chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh huyết áp thấp, nguyên nhân là do máu không đủ truyền đi nuôi cơ thể và cung cấp oxy tới da, từ đó kéo theo tình trạng buồn nôn có thể xảy ra. Cách khắc phục tốt nhất vào thời điểm này là nên sử dụng một ít nước chanh ấm nóng, cảm giác buồn nôn cũng như lạnh người sẽ được cải thiện đáng kể.

Thở nhanh và nông là dấu hiệu bệnh huyết áp thấp

Bạn sẽ cảm nhận được nhịp thở của mình nhanh hơn bình thường cũng như mỗi lần thở nông hơn, lí do là cơ thể đang bị thiếu oxy , gây cản trở hoạt động của tim và não, dẫn đến tình trạng khó thở hơn ngườ bình thường.

Chế độ sinh hoạt cho người bị huyết áp thấp

Như vậy, có thể thấy được mức độ nguy hiểm của bênh huyết áp thấp đe dọa tới tính mạng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát và thuyên giảm được nếu được chăm sóc phù hợp. Đồng thời, cần phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cá nhân hiệu quả để có thể ngăn ngừa và điệu trị bệnh huyết áp thấp dứt điểm. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho người bị huyết áp thấp

  • Đối với những người bị huyết áp thấp, chế độ ăn hàng ngày nên ăn mặn hơn người bình thường, đặc biệt nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, lúa mạch, bánh mì,…
  • Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, các khoáng chất, vitamin C, B rất có lợi cho bệnh huyết áp thấp
  • Thường xuyên sử dụng những thực phẩm và đồ uống có thành phần giúp tăng huyết áp như cà phê, nước chè, nước sâm đặc, bột tam thất, các loại chè nấu từ long nhãn, táo tàu, cam thảo, gừng,… đặc biệt tốt cho việc kiểm soát tình trạng huyết áp lên xuống thất thường, đột ngột.
  • Thay các đồ uống có cồn, có gas bằng việc uống nhiều nước lọc, vừa giúp tăng thể tích máu, giúp cơ thể có đủ máu truyền đi khắp cơ thể đồng thời cũng là một trong những cách làm giảm khả năng mắc huyết áp thấp hiệuquả.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng lợi tiểu nhiều như cải, nước râu ngô, dưa hấu,…

Về chế độ sinh hoạt hàng ngày cho ai bị huyết áp thấp

  • Luôn giữ cơ thể trong trạng thái thoải mái, ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày
  • Với những ai bị huyết áp thấp, thường sẽ rơi vào tình trạng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu nhẹ nếu như cơ thể đang nằm hoặc ngồi yên mà bất ngờ đứng dậy. Do đó, đối với những trường hợp này, bạn cần từ từ đứng lên/ ngồi xuống, tránh vận động mạnh đột ngột sẽ khiến huyết áp không thể ổn định.
  • Thay vì tắm nước lạnh bình thường, bạn nên tắm bằng nước ấm nóng, việc làm này giúp cho các mạch máu dãn nỡ tốt, máu lưu thông hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tránh ngâm mình trong nước hoặc tắm quá lâu vì có thể khiến bạn bị cảm lạnh bất cứ lúc nào.
  • Học cách cân bằng trạng thái cho cơ thể, luôn giữ tinh thần được ổn định, luôn vui vẻ, hạn chế để cảm xúc lên quá nhiều như sợ hãi, lo lắng, căng thẳng sẽ càng khiến huyết áp xuống bất cứ lúc nào rất nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Kết hợp vận động thể dục thể thao mỗi ngày từ 10-15 phút, tránh các bộ môn thể thao phải hoạt động mạnh như nhào lộn, chạy bộ,..đặc biệt không hoạt động khi môi trường bên ngoài đang nắng nóng ở nhiệt độ cao.
  • Tránh thức khuya, khi ngủ cần giữ ấm cơ thể, sử dụng gối đầu thấp để dễ ngủ hơn. Đặc biệt, bệnh huyết áp thấp ở người già cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt cũng như có chế độ thăm khám định kỳ bởi bệnh huyết áp tháp ở người già có nguy cơ chuyển thành huyết áp cao bất cứ lúc nào nếu không có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

Như vậy, có thể thấy được bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được phát hiện và kịp thời chữa trị. Chính vì vậy, mỗi cá nhân đều phải tự trang bị cho mình những kiến thức về y tế để nhận biết được những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt thường xuyên thăm khám định kỳ, xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe từng ngày.

Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ tới các bạn về bệnh huyết áp cũng như các cách phòng tránh, ngăn gừa hiệu quả sẽ là những thông tin thiết thực nhất cho bạn và cả gia đình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN