Muối là một hợp chất hóa học tạo nên vị mặn trong món ăn. Muối không chỉ gia tăng hương vị của thức ăn mà còn bổ sung cho cơ thể các vi chất cần thiết. Hãy cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu các loại muối ăn và tác dụng của chúng nhé!
Mục lục
1. Muối thường dùng để ăn là loại chất gì?

Muối là một loại khoáng chất, công thức hóa học bao gồm Natri (Na) và Clo (Cl). Viết tắt là NaCl (Natri clorua). Đây đều là các khoáng chất cần thiết cho sự sống của mỗi con người. Chúng giữ vai trò quan trọng trọng việc truyền xung thần kinh. Có thể nói, muối là chất duy trì sự sống của mỗi chúng ta.
Muối ăn được sử dụng trong hầu hết các món ăn. Chúng giúp thực phẩm có mùi vị hấp dẫn hơn. Muối trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhờ vị mặn đặc trưng của mình. Hơn nữa, chúng còn có thể dùng để rửa, hay loại bỏ vi khuẩn có hại từ các loại đồ sống.
Các loại muối ăn có thể thu hoạch từ nước biển bay hơi hoặc khai thác từ các mỏ muối. Nguồn gốc khác nhau sẽ cho ta những loại muối khác nhau.
Đọc thêm: Vitamin B12 có tác dụng gì
2. Các loại muối thường được sử dụng

2.1. Muối tinh
Muối ăn ngày nay là loại muối tinh. Chúng thường được bổ sung thêm Iốt để giảm nguy cơ mắc các bệnh như bướu cổ, suy giảm trí não, … Bạn cũng có thể bổ sung Iốt từ các nguồn như trứng, sữa, rong biển, các loại cá. Thành phần chính của muối ăn là Natri Clorua nguyên chất, chiếm từ 96 – 97%. Đây là loại muối được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Muối được tinh chế để loại bỏ hết tạp chất và các loại vi chất khác. Một số loại sẽ được xay mịn ra. Còn một số loại sẽ được để dưới dạng hạt tinh thể có kích thước khá lớn. Tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn loại muối ăn phù hợp.
2.2. Muối biển
Muối biển được sản xuất ra khi làm bay hơi nước biển. Chúng có thể là nguyên liệu để sản xuất muối tinh luyện. Tùy thuộc vào vùng biển khai thác, mà các khoáng chất trong muối biển lại khác nhau. Chúng chứa các khoáng chất vi lượng như kẽm, kali, sắt, …
Muối biển đem lại mùi vị mạnh mẽ hơn so với muối tinh. Chúng được sản xuất thô và giữ lại nhiều tạp chất. Nhiều người cho rằng muối càng sẫm màu thì lượng tạp chất càng cao. Ngoài các vi chất có lợi thì có thể còn có các chất có hại như chì hay vi nhựa (microplastic).
2.3. Muối hồng Himalaya

Muối Himalaya có màu hồng rất đặc trưng. Màu hồng này đến từ oxit sắt có trong loại muối này. Chúng được khai thác từ mỏ muối Khewra ở Pakistan. Chúng cung cấp một số khoáng chất như kali, canxi, sắt, magie, … Đều có lợi cho con người.
Do hàm lượng chất khác biệt, muối hồng Himalaya mang đến hương vị rất đặc trưng. Một lý do khiến nhiều người yêu thích chúng là nhờ màu hồng hấp dẫn. Có thể dùng để trang trí các món ăn và tăng giá trị thẩm mỹ khá thù vị.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của vitamin D
3. Tác dụng của muối đối với cơ thể, sức khỏe con người

3.1. Khi bổ dung muối một lượng vừa đủ
Muối là nguồn cung cấp khoáng chất như natri, kali cho cơ thể. Natri có tác dụng tăng cường trí não. Đồng thời giúp các dây thần kinh luôn nhạy bén nhờ duy trì điện tế bào. Các xung thần kinh luôn được đảm bảo dẫn truyền một cách trơn tru. Natri quả là một vi chất không thể thiếu trong sự phát triển của con người.
Với một lượng Natri vừa đủ, chúng sẽ giúp bạn duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên nếu bạn bị thừa Natri, bạn dễ bị bệnh tăng huyết áp. Nhất là các bệnh nhân, việc kiểm soát chế độ ăn ít muối là vô cùng cần thiết.
Muối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu. Chúng giúp duy trì lượng nước trong cơ thể, từ sự cân bằng của các tế bào.
3.2. Ăn thừa muối có nguy hiểm gì?
Một chế độ ăn thừa muối dẫn đến nguy cơ gây ra các bệnh lý như:
- Khô miệng
- Đau đầu
- Tăng huyết áp
- Sỏi thận, suy thận
- Loãng xương
- Tai biến mạch mãu não
Chúng cũng là những nguyên do hàng đầu gây nên các cơn đau tim và các rối loạn chức năng khác. Các bệnh trở nên nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
3.3. Tác dụng phụ khi cơ thể thiếu muối
Ăn nhiều muối rất nguy hiểm. Đồng thời, ăn quá nhạt, thiếu muối xũng sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Cung cấp dưới 1 thìa muối ăn mỗi ngày, kéo dài sẽ khiến cơ thể bị hạ Natri trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ bị phù nề và hệ cơ bị suy giảm chức năng.
Đọc thêm: Tác dụng của vitamin E
4. Liều lượng sử dụng muối hợp lý trong chế độ ăn

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành có sức khỏe tốt thì nên bổ sung khoảng 6 – 7g muối mỗi ngày. Đây là lượng muối bao gồm cả muối trong thức ăn, nước mắm, …
Người Việt thường sử dụng muối nhiều hơn so với tiêu chuẩn. Chính vì vậy, nếu bạn muốn có sức khỏe tốt, hãy giảm lượng muối nêm nếm, mắm chấm, …
Hy vọng với các chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về muối là gì và tác dụng của muối đối với cơ thể. Hãy đảm bảo bạn sẽ xây dựng một chế độ ăn đủ muối và dinh dưỡng nhé!