Vitamin B2 hay còn gọi là Riboflavin – là một trong những loại vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Nó có khả năng tan trong nước, không mùi, có vị đắng khi ở trạng thái tự nhiên. Để có thể hiểu rõ tại sao loại vitamin này lại quan trọng với mọi tế bào sống như vậy, bạn hãy cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu về tác dụng của nó nhé!
Mục lục
1. Vitamin B2 có tác dụng gì?
Chúng ta không thể phủ nhận sự quan trọng của Vitamin B2 đối với sức khỏe của con người, nó tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng cho mọi tế bào sống. Sau đây là một số tác dụng nổi bật của loại vitamin này:
– Xây dựng tế bào hồng cầu, tham gia vào quá trình điều trị bệnh thiếu máu do cơ thể thiếu sắt.
Tình trạng thiếu máu là do việc sản xuất hồng cầu bị giảm đi. Vitamin B2 tham gia vào quá trình tổng hợp hormone steroid và sản xuất hồng cầu.
– Nó tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, chất đạm và chất béo thành năng lượng để duy trì và cung cấp năng lượng cho cơ thể con người.
Dưỡng chất này cũng góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh năng lượng, nhiệt độ, tâm trạng của con người, làm dịu hệ thần kinh và giúp chúng ta giảm stress.
– Hỗ trợ điều trị bệnh đau nửa đầu.
– Vitamin B2 là một chất chống oxy hóa, có khả năng loại bỏ các gốc tự do từ tế bào để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giải độc gan.
– Hỗ trợ cơ thể con người hấp thụ tốt những loại vitamin, khoáng chất khác như vitamin B3, vitamin B6…kích thích cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn từ chế độ ăn uống, rèn luyện hàng ngày.
– Ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…
– Hỗ trợ chăm sóc làn da và nuôi dưỡng tóc; chống lão hóa và giúp giảm tình trạng viêm da.
2. Khi nào cần sử dụng Vitamin B2?
Tuy có nhiều tác dụng hiệu quả nhưng bạn cũng cần tìm hiểu để biết khi nào cơ thể chúng ta cần dùng đến Vitamin B2:
– Khi bạn mắc một số bệnh lý: tiêu chảy, ốm sốt kéo dài liên tục, thiếu máu, bệnh có liên quan đến gan hoặc thận…
– Khi bạn gặp phải một số tai nạn bất ngờ: bị bỏng, bị nhiễm trùng, bị thương nặng…
– Khi bạn gặp phải một số tình trạng: đau nửa đầu, mệt mỏi, căng thẳng hoặc có thói quen không lành mạnh là nghiện rượu, bia.
Nếu bản thân đang ở những trường hợp trên, bạn hãy cân nhắc việc sử dụng Vitamin B2. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào.
3. Vitamin B2 có trong thực phẩm nào?
Vitamin B2 có ở hầu hết các thực phẩm xung quanh ta:
– Thịt: các loại thịt đỏ, thịt lợn, gà hoặc nội tạng như gan, thận…
– Cá: cá hồi, cá ngừ, cá thu…Đặc biệt là dầu cá hồi có chứa đến 67% Vitamin B2
– Các thực phẩm từ sữa và trứng: bơ, pho mai, sữa chua…
– Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, yến mạnh, đậu nành…Chủ yếu các vitamin nhóm B có ở hầu hết các loại hạt.
– Các loại rau xanh: bông cải xanh, rau diếp cá hoặc những loại có màu xanh lá đậm.
– Trái cây: táo, lê, chuối và một số loại trái cây mọng nước.
Vì có khả năng tan trong nước nên chúng ta cũng cần lưu ý một vài điều trong quá trình sơ thế những thực phẩm giàu Vitamin B2 như tránh ngâm nước quá lâu sau ghi cắt thái và nên bảo quản chúng ở nơi thoáng mát.
4. Những lưu ý mà bạn cần biết về Vitamin B2?
4.1. Tại sao chúng ta thiếu Vitamin B2?
Rất nhiều người thắc mắc rằng họ vẫn ăn uống đầy đủ 3 bữa trên một ngày, tập luyện thể dục nhưng cơ thể vẫn thiếu Vitamin B2. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất này là do đâu?
– Chế độ ăn uống không hợp lý, không lành mạnh: Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn không tươi mới hoặc có hại.
– Cơ thể hấp thụ không tốt các chất dinh dưỡng: Do cơ thể mỗi người là khác nhau dẫn đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng khác nhau.
– Bản thân thiếu một số loại vitamin quan trọng khác: Nếu bạn không nhận đủ những loại vitamin nhóm B khác thì việc hấp thụ Vitamin B2 cũng trở nên kém hiệu quả.
– Khi cơ thể mắc một số loại bệnh như tiêu chảy, ốm sốt…khiến việc hấp thụ dưỡng chất kém hơn.
– Thói quen rượu bia: một số nghiên cứu chứng minh rằng rượu bia sẽ hạn chế khả năng hấp thụ các loại vitamin của cơ thể.
– Trẻ em có nồng độ bilirunbin trong máu luôn ở mức cao hoặc thay đổi thất thường.
4.2. Ảnh hưởng của việc thiếu Vitamin B2
Vitamin B2 thực sự rất quan trọng, nếu thiếu nó thì cơ thể chúng ta sẽ gặp phải một số tình trạng xấu:
– Cơ thể luôn mệt mỏi dẫn đến tâm trạng không tốt, khả năng làm việc giảm đi, trở nên lười ăn, biếng ăn, khó tiêu hóa; nghiêm trọng hơn sẽ khiến cơ thể mắc một số loại bệnh như viêm gan, viêm ruột kết mãn tính…
– Đặc biệt, thiếu Vitamin B2 sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ em.
– Đối với mắt: xuất hiện ngứa rát, sợ ảnh sáng, chảy nước mắt thường xuyên…nghiêm trọng hơn có thể là viêm kết mạc, viêm loét mi…
4.3. Bổ sung Vitamin B2 như thế nào?
Để cơ thể không gặp phải tình trạng thiếu Vitamin B2 thì mỗi cá nhân nên tìm hiểu và bổ sung nó một cách hợp lý như:
– Nếu bắt buộc, bạn nên bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao hằng ngày và hạn chế những thói quen xấu.
– Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu Vitamin B2 một cách hợp lý: rau xanh, trái cây, trứng, thịt, cá…
4.4. Một số tác dụng phụ
Cũng giống như những loại vitamin khác, Vitamin B2 cũng có một số tác dụng phụ mà bạn cần phải lưu ý. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
– Phát ban, nổi mẩn và dị ứng.
– Cảm thấy khó thở.
– Mặt, môi trở nên sưng, phù.
Chúng tôi mong rằng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Vitamin B2. Nếu bạn vẫn còn điều gì băn khoăn về dưỡng chất này, hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để nhận được lời khuyên nhé!