Bệnh bạch hầu đang là mối nguy hại khiến nhiều người dân lo lắng, bất an. Chúng có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân một cách nhanh chóng. Hãy cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu về dịch bệnh bạch hầu chi tiết nhất nhé!
Mục lục
1. Bệnh bạch hầu là bệnh gì?
Bệnh bạch hầu là là một loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Chúng có diễn biến nhanh, do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium-diphtheriae là tác nhân chính. Bạch hầu có khả năng lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng và có thể bùng phát thành dịch.
Bạch hầu gây nhiễm khuẩn cấp tính ở các vùng niêm mạc. Chủ yếu là tại mũi, họng, hầu, thanh quản, tuyến hạnh nhân, Bệnh cũng có thể biểu hiện ra các vùng khác như kết mạc mắt, niêm mạc sinh dục.
Bệnh bạch hầu có thể lây từ người sang người. Nhiều người khá chủ quan do các triệu chứng bệnh khá tương đồng với các bệnh cảm cúm thông thường. Vì thế, tỷ lệ tử vong bệnh khá cao, lên tới 10% do sự chủ quan của bệnh nhân.
Diễn biến của dịch bệnh bạch hầu đặc biệt phức tạp, nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi. Mặc dù đã có thuốc trị bệnh, tuy nhiên nếu bệnh nhân không được phát hiện kịp thời, bạch hầu có thể sẽ để lại tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh, tim, phổi, …
2. Tình hình dịch bạch hầu tại Đăk Nông
Vào giữa năm 2020, tỉnh Đắk Nông thông báo thống kê với 12 đã mắc bệnh bạch hầu. Hơn 1200 người đã phải cách ly tại 3 ổ dịch. Bạch hầu cướp đi sinh mạng của một bé gái 9 tuổi. Sự nguy hiểm của bạch hầu đốc thúc chính quyền và Bộ Y tế có các biện pháp mạnh để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này.
Các nguồn lây nhiễm khó phát hiện cùng các mối liên hệ của các ổ dịch tại Đăk Nông là những khó khăn lớn trong công tác dập dịch. Một phần khiến bạch hầu có thể lây lan mạnh là do người dân chưa được tim chủng đầy đủ.
Bệnh bạch hầu xuất hiện rải rác tại các vùng miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Chúng đe dọa tính mạng của hàng chục bệnh nhân. Trong 5 năm gần đây, chúng đe dọa tới sự ổn định của xã hội. Khi phát triển thành dịch, bạch hầu trở nên khó kiểm soát. Nhất là tại các vùng dân cư đông đúc.
Xem thêm: Đại dịch cúm
3. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn và trẻ em
Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae là tác nhân gây nên bệnh tại con người. Chúng thuộc họ Corynebacteriaceae, với 3 chủng loại là Intermedius, Gravis, Mitis và. Độc tố của loài vi khuẩn này gây nhiễm khuẩn nặng cho cơ thể.
Cả người lớn và trẻ em nếu chưa được tiêm phòng đều có thể bị bệnh bạch hầu. Một khi bị vi khuẩn xâm nhập, độc tố của vi khuẩn sẽ khuếch tán vào máu, làm chết các tế bào niêm mạc.
Có thể bạn quan tâm: Virus Corona
Biểu hiện rõ ràng nhất ở các bệnh nhân là đau họng, khó thở, sốt và sưng hạch cổ. Vi khuẩn bạch hầu làm tổn thương các niêm mạc vòm họng và amidan, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống và hít thở.
Các triệu chứng này thường bắt đầu sau 2-5 ngày nhiễm khuẩn bạch hầu. Tuy nhiên, một số người lại không hề có biểu hiện cụ thể hoặc có những triệu chứng nhẹ. Chúng khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh cảm thông thường.
Một trong những đặc trưng nhận biết bệnh bạch hầu đó chính là có các mảng trắng xám hình thành ở họng và amidam. Với các triệu chứng đi kèm như:
- Sốt, cơ thể bị lạnh run, vã mồ hôi
- Ho, đau họng, khàn tiếng
- Cổ họng sưng, khó thở
- Da nhợt nhạt
- Bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh
Đặc biệt là ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong vì bạch hầu là rất cao. Nhiễm khuẩn dẫn đến tổn thương tim mạch, hệ thần kinh cũng như bài tiết. Bệnh nhi có thể tử vong chỉ sau 7-10 ngày.
4. Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?
Bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp. Có thể do tiếp xúc, nói chuyện với người mang mầm bệnh, hoặc do dùng các vật dụng có dính dịch bài tiết của người bệnh bạch hầu.
Tốc độ lây bệnh cao, nhất là do sự chủ quan của xã hội. Kể cả khi người bệnh không có biểu hiện, họ vẫn có thể dễ dàng lây bệnh cho người khác.
Ở các địa phương mà tỷ lệ tiêm phòng bệnh bạch hầu thấp, bệnh có thể dễ dàng lây lan và bùng phát thành dịch. Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn có thể liệt kê ra như sau:
- Tiêm chủng không đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của bộ y tế
- Đi du lịch đến vùng có người bệnh bạch hầu
- Rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch do AIDS
- Môi trường sống không đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Xem thêm: Khẩu trang 3M
5. Cách phòng ngừa và tiêm phòng bạch hầu
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng
- Giữ vệ sinh cá nhân
- Che miệng khi ho, không dụi tay lên mặt
- Đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ, có đủ ánh sáng
- Khi có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần thông báo cho cơ quan y tế và nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu đưa ra.
- Nghiêm chỉnh tuân theo các khuyến nghị tiêm vắc-xin cho trẻ
Bộ Y tế khuyến cáo trẻ em dưới 5 tuổi cần được đưa đi tim chủng đầy đủ. Các bậc cha mẹ cần cập nhật thông tin, để đưa trẻ đi tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh. Bạn có thể tham khảo các mũi kết hợp 4 trong 1, hay 5 trong 1, 6 trong 1 để phòng nhiều bệnh nguy hiểm cùng một lúc.
Hy vọng với các chia sẻ trên, bạn đã có thêm các thông tin hữu ích về bệnh bạch hầu. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào có liên quan, bạn nên tới các trung tâm y tế để được tham khám chính xác nhất.