Cách tính BMI chuẩn và cách duy trì BMI để luôn khỏe mạnh

Cách tính BMI là phương pháp phổ biến, đã được chứng minh, nghiên cứu để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, áp dụng cách tính BMI còn khá đơn giản, dễ dàng và không tốn kém. Tìm hiểu ngay công thức tính BMI chuẩn, ý nghĩa BMI và các thói quen để duy trì BMI.

1. Chỉ số BMI là gì?

chỉ số BMI là gì

BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể dựa theo chiều cao và cân nặng của cơ thể. BMI là công trình của nhà khoa học người Bỉ – ông Adolphe Quetelet được công bố từ năm 1832.

Tính chỉ số BMI mục đích để chúng ta biết tình trạng cơ thể mình thế nào, thiếu cân, thừa cân hay bình thường. BMI ngày nay vẫn được sử dụng phổ biến. Thế nhưng chỉ số BMI lại không nói lên lượng chất béo dư thừa trong cơ thể. Mà lượng mỡ đó mới tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Dù vậy, theo nhiều nghiên cứu cho thấy BMI có tương quan với đo mỡ trực tiếp.

Chính vì vậy, chỉ chuẩn đoán qua BMI là không đủ. Để xác định trọng lượng có phải là nguy cơ chính không lại cần những phương pháp đo đạc khác. Ví dụ một số đánh giá khác như đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và các sàng lọc sức khoẻ khác.

Cách tính BMI chỉ dành cho nam nữ độ tuổi trên 18. Những trường hợp không áp dụng cách tính BMI như: nữ có thai, người già, vận động viên, trẻ em dưới 18 tuổi, người khuyết tật tay/chân.

2. Vì sao sử dụng BMI để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì?

đo chỉ số bmi

Tình trạng béo phì khiến cho mỗi người tự ti, mặc cảm, gặp khó khăn trong sinh hoạt, vận động. Không chỉ vậy, nó còn khiến con người gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Một số bệnh thường gặp nếu bị béo phì như: bệnh về tim mạch, đái tháo đường hoặc ung thư.

Cách tính BMI là phương pháp phổ biến, đã được chứng minh, nghiên cứu để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, áp dụng cách tính BMI còn khá đơn giản, dễ dàng và không tốn kém. Chính vì vậy mà đo chỉ số BMI được tiến hành trước khi áp dụng các phương pháp đánh giá chuyên sâu.

Có thể bạn quan tâm: Ăn khoai lang giảm cân

3. Công thức tính BMI chuẩn

Công thức tính BMI chuẩn

Để đo chỉ số BMI, áp dụng cách tính BMI chuẩn theo công thức sau.

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Đơn vị chiều cao (m) và đơn vị cân nặng (kg).

4. Ý nghĩa chỉ số BMI

Ý nghĩa chỉ số BMI

Sau khi áp dụng cách tính BMI, bạn có thể so sánh kết quả ở đây để đánh giá chung xem tình trạng hiện tại của mình.

  • Chỉ số BMI < 16: bạn đang ở tình trạng gầy độ III
  • Nếu chỉ số 16 ≤ BMI <17: bạn đang ở tình trạng gầy độ II
  • Chỉ số 17 ≤ BMI <18.5: bạn đang ở tình trạng gầy độ I
  • Chỉ số 18.5 ≤ BMI <25: bạn đang ở tình trạng bình thường
  • Nếu chỉ số 25 ≤ BMI <30: bạn đang ở tình trạng thừa cân
  • Chỉ số 30 ≤ BMI 35: bạn đang ở tình trạng béo phì độ I
  • Chỉ số 35 ≤ BMI <40: bạn đang ở tình trạng béo phì độ II
  • Nếu chỉ số BMI >40: bạn đang ở tình trạng béo phì độ III

Tham khảo thêm: Chỉ số BMI

5. Tầm quan trọng của BMI với sức khỏe

Tầm quan trọng của BMI với sức khỏe

Chỉ số BMI trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của cả nam và nữ. Chỉ số BMI càng cao đồng nghĩa với tình trạng béo phì cao. Cùng với đó là nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường,…

Với nữ giới chỉ số BMI nếu dưới 19 còn liên quan rất nhiều đến da khô, nhiều nếp nhăn, thiếu độ đàn hồi. Nếu BMI trên 24 còn dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, tim mạch, gan mỡ máu, xương khớp, hô hấp,..Nặng hơn nữa, chỉ số BMI còn liên quan đến cả tình trạng sinh con của nữ giới hay gia tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng.

Như vậy, chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ đến yếu tố thể trạng và sức khỏe. Do đó, cách tính BMI cần được diễn ra thường xuyên để bạn tính toán chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp.

6. Cách duy trì BMI để luôn khỏe mạnh

duy trì BMI

Việc áp dụng cách tính BMI chuẩn sẽ giúp chúng ta biết được thể trạng hiện tại của mình. Ngoài ra, để duy trì BMI lý tưởng giúp cơ thể khỏe mạnh, hãy áp dụng một số gạch đầu dòng sau:

6.1. Luyện tập thể dục đều đặn

Luyện tập, vận động giúp giảm lượng calo, giảm lượng mỡ đặc biệt phần mỡ đùi, mỡ bụng, Nếu đi bộ trong 60 phút bạn có thể giảm 176 kcal. Nếu chạy bộ 60 phút, bạn có thể giảm 500 kcal. Nên có thời gian tập hợp lý, mỗi lần 15 phút, tối thiểu 60 phút/ngày. Có thể vận động khoảng 3-5 ngày/tuần để đảm bảo sự thường xuyên, liên tục.

6.2. Duy trì tình thần thoải mái nhất

Những tác nhân gây tăng cân không chỉ là do ăn uống, ngay cả tình trạng stress, thiếu ngủ cũng khiến bạn tăng cân. Tình trạng này kéo dài còn khiến làn da sạm đi, cơ thể mệt mỏi, thất thường.

6.3. Ăn uống khoa học, hợp lý

Chế độ ăn uống nhiều chất béo, nhiều đường không tốt cho cơ thể. Như vậy, cần giảm lượng thức ăn chứa chất này. Ngoài ra, cần bổ sung nhiều nước (2-2,5l nước/ngày), rau xanh và trái cây cho cơ thể. Cần giữ thói quen ăn ngủ đúng giờ, không ăn khuya, cố gắng ăn trước 19h.

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm chức năng

Hy vọng benhviendakhoahaian đã giúp bạn đã nắm được cách tính BMI chuẩn, ý nghĩa của từng chỉ số BMI để biết mình cần làm gì. Ngoài việc áp dụng cách tính BMI thường xuyên, bạn cần xây dựng cho mình thói quen ăn, uống khoa học để duy trì thể trạng khỏe mạnh nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN