Nhiệt miệng là bệnh gì, dấu hiệu bệnh nhiệt miệng nguyên nhân và cách phòng tránh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh gì, những thông tin về bệnh nhiệt miệng, dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng sẽ được benhviendakhoahaian.vn chia sẻ với các bạn trong bài viết sau.

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu như ngứa ran, nóng và đau ở vùng niêm mạc da trong khoang miệng đồng thời xuất hiện những hình tròn nhỏ hoặc bầu dục có màu vàng nhạt, bao quanh bên ngoài là vòng tròn màu hồng đỏ, nếu đưa thức ăn vào miệng sẽ cảm giác đau, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm có tính axit như cam, chanh, đồ cay thì khả năng bạn đã bị nhiệt miệng.

XEM THÊM: Rau má giải nhiệt

Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi, khảo sát thực tế cho thấy có tới 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng ở nước ta. Những dấu hiệu của nhiệt miệng khá đa dạng và khác nhau, nhưng nhìn chung đều bắt đầu với những đốm hồng đỏ và đau, rát trong khoang miệng, tấy đỏ, nặng hơn có thể khiến bạn sốt, cản trở ăn uống cũng như sinh hoạt cá nhân của người bệnh.

Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi

Những dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng thường gặp

Những dấu hiệu nhận biệt bệnh nhiệt miệng thường gặp, cụ thể:

  •  Trong khoang miệng, đặc biệt là niêm mạc xuất hiện 1- 2 vết loát đốm trắng, những đốm to hơn sẽ có hiện tượng mọng nước, gây đau đớt, đặc biệt là cảm giác bị xót, vài ngày sau chúng vỡ ra sẽ tạo thành những vết loét. Vết loét càng lớn và to dần sẽ càng cản trở sinh hoạt, đặc biệt là khi ăn uống và giao tiếp
  • Xuất hiện triệu chứng viêm nhiễm, sưng, rát đỏ, thậm chí một số trường hợp còn sốt
  • Những vết loét nằm dưới dưới lưỡi, dưới niêm mạc tấy đỏ và đau, thậm chí có thể nổi hạch ở góc hàm khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

NẾU BẠN BỊ NHIỆT MIỆNG HAY XEM BÀI: Rau diếp cá là gì, tác dụng của rau diếp cá trong trị bệnh, bột diếp cá, trà diếp cá

Nguyên nhân nào khiến bạn bị nhiệt miệng?

Hầu hết các nghiên cứuđều chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân điển hình và phổ biến nhất dẫn đến nhiệt miệng chính là cơ thể quá nóng hoặc ăn đồ cay nóng quá nhiều, gan không thể hoạt động để đào thải kịp chất độc, khiến các độc tố ứ đọng lâu ngày trong cơ thể và bùng phát ra bên ngoài cơ thể.

Những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, phát triển của các vết loát bao gồm:

  • Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém khiến cơ thể không có khả năng chống lại sự tấn công gây viêm nhiễm của virus
  • Một số trường hợp dị ứng với thức ăn như chocolate, phô mai, các loại hạt đâu hoặc trái cây có tính nóng như xoài, sầu riêng,..
  • Stress, căng thẳng thần kinh, mất ngủ thường xuyên
  • Cơ thể thay đổi nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng
  • Vệ sinh không tốt vùng khoang miệng
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn ít chất xơ, hoa quả; ăn cay nóng quá nhiều cũng khiến bạn bị nhiệt miệng bất cứ lúc nào

Cách điều trị nhiệt miệng an toàn ngay tại nhà

Hầu như bệnh nhiệt miệng có thể tự điều trị và uống thuốc, đặc biệt là bổ sung kháng sinh tại nhà là có thể tự khỏi được. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý hơn trong việc vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước, cung cấp các chất như vitamin B, vitamin C liều cao và vitamin A để bồi bổ cơ thể cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể, tái tạo niêm mạc đang bị loét.

XEM THÊM: Tác dụng của trà xanh và cách uống khoa học để có lợi nhất cho sức khỏe

Tuy nhiên, với một số trường hợp từ nhiệt miệng, loét miệng để lâu không điều trị có thể dẫn tới áp xe vùng miệng, khiến vùng bị viêm nhiễm lan ra rộng hơn, đặc biệt là khu vực dưới lưỡi, dưới hàm, góc hàm kèm theo đó là biểu hiện cơ thể ngày càng mệt mỏi và sốt cao bởi vùng viêm nhiễm nặng hơn, nguy hiểm hơn là phải cấy máu nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải nhờ tới sự can thiệp của thuốc kháng sinh.

Đối với những người bị nhiệt miệng ở dạng nhẹ, có thể tự điều trị cho mình tại nhà với các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng chuyên dụng. Nước muối pha loạng có tính sát khuẩn cao sẽ giúp các vết loét mau lành hơn nhờ vi khuẩn bị tiêu diệt
  • Có thể sử dụng nước cốt dừa để súc miệng từ 3-4 lần/ ngày. Bạn có biết nước cốt dừa có chứa dầu dừa tinh khiết, đây chính là thành phần tuyệt vời giúp tiêu diệt, sát khuẩn răng miệng rất tốt, đồng thời làm dịu các cơn đau sưng tấy khó chọi trong khoang miệng
  • Rau mùi: sử dụng nước ép rau mùi để súc miệng tại nhà ngày từ 3-4 lần sẽ giúp bạn tiêu diệt được vi khuẩn bởi thành phần có trong rau mùi có tính kháng khuẩn tốt, đồng thời chữa bệnh hôi miệng rất hiệu quả
  • Nước ép cà chua cũng rất hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng tại nhà. Sử dụng loại nước ép này từ 3-4 lần/ ngày kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả nhanh nhất
  • Sử dụng mật ong/ mật ong với bột nghệ trộn đều với nhau thành hỗn hợp đặc sệt, dùng tăm bông chấm hỗn hợp này lên từng vết loét trong khoang miệng. Mật ong chính là một trong những giải pháp tuyệt vời giúp kháng khuẩn, điều trị các vết loét mau chóng lành hơn, kích thích các tế bào niêm mạc nhanh chóng tái tạo và phát triển lại
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,… tránh ăn các loại mắm mặn để không gây đau rát và xót các vết loét
  • Uống nhiều nước hơn vào những ngày này

Bên cạnh những phương pháp an toàn điều trị ngay tại nhà, bạn có thể sử dụng thêm sự can thiệp của các loại thuốc tây theo chỉ định từ bác sĩ hoặc người bán thuốc. Nên sử dụng theo đơn và đúng liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể

  • Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiệt miệng thường là biseptol (cotrimoxazol), kháng sinh này có tác dụng rất tốt điều trị các loại vi khuẩn, nấm vùng khoang miệng, đặc biệt là nhiệt miệng. Với loại thuốc này, sử dụng hòa chung với nước cất, dùng tăm bông chấm lên từng vết loét và kiên trì dùng từ 3-4 lần/ ngày
  • Bên cạnh đó, một loại phương pháp nữa được đưa ra để giúp giảm cơn đau nhức của nhiệt miệng nhanh chóng là kết hợp sử dụng hỗn hợp thuốc sulfamethoxazol, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn, giúp làm giam vết đau, tái tại niêm mạc khoang miệng và thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương hơn. Đặc biệt, thuốc này còn có tác dụng ngăn cản sự hình thành, tái phát trở lại của các vệt loét. Đê sử dụng thuốc, bạn dùng tăm bông châm lên từng vết loét, cứ 6 tiếng thì lại bôi tiếp lần nữa để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Với những thông tin đã chia sẻ ở bài viết trên, hy vọng các bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc bệnh nhiệt miệng là như thế nào. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng bạn vẫn cần phải lưu ý tới các triệu chứng, dấu hiệu để kịp thời nhận biết mình có đang mắc bệnh hay không. Đồng thời chú trọng duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh để có sức khỏe thật dẻo dai, sức đề kháng thật tốt

BÀI VIẾT LIÊN QUAN