Trái tim của chúng ta luôn hoạt động không ngừng ngủ trong suốt cả cuộc đời. Vậy làm sao để có một trái tim khỏe mạnh? Hãy cùng benhviendakhoahaian tìm hiểu các thói quen tốt cho trái tim của bạn nhé!
Mục lục
1. Hiểu về trái tim: Như thế nào là khỏe mạnh?
Trái tim khỏe mạnh là trái tim hoạt động và đảm bảo máu lưu thông tuần hoàn trong khắp cơ thể. Lượng máu mà tim bơm sẽ đi qua các động mạnh, đưa tới các cơ quan. Có thể nói, sức khỏe tim mạch là vô cùng đáng quan tâm. Bạn cần đảm bảo tim mình hoạt động ổn định và khỏe mạnh.
Không giống với nhiều bộ phận khác, trái tim khi bị bệnh thường không dấu hiệu dễ nhìn. Đến khi quá tải, chúng gây nên những tổn thương nặng nề tới cơ thể như đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Khi hoạt động thể dục thể thao, bạn không bị đuối sức, khó thở, tức ngực. Đó là một biểu hiện tốt cho sức khỏe trái tim. Chi tiết hơn, bạn có thể tìm hiểu một số chỉ số xác định sức khỏe tim mạch như sau.
1.1. Nhịp đập trái tim
Trong trạng thái bình thường, trái tim con người có nhịp đập từ 60-100. Tùy vào đối tượng, giới tính, tuổi tác mà nhịp tim sẽ có những mức độ khác nhau. Ví dụ khi trong trạng thái nghỉ ngơi:
- Đối với người trưởng thành: Nhịp tim trung bình khoảng 60-80/phút
- Trẻ em: Nhịp tim trung bình khoảng 70-90/phút
Nhịp tim bình thường là biểu hiện của một trái tim khỏe mạnh cũng như tình trạng ổn định của tim mạch. Bạn có thể phần nào yên tâm về sức khỏe khi nhịp tim của bạn trong các khoảng trên.
Nếu nhịp tim cao ở ngưỡng trên 80 khi nghỉ ngơi, đây là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị bệnh tim mạch, béo phì hay tiểu đường.
1.2. Huyết áp
Một yếu tố khác phản ánh sức khỏe trái tim là chỉ số huyết áp. Bạn cần theo dõi huyết áp thường xuyên xem mình có mắc bệnh tăng huyết áp hay không. Theo các nghiên cứu mới nhất, tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp đang ngày một gia tăng.
Tỷ lệ huyết áp sẽ cho chúng ta biết trái tim có đang hoạt động hiệu quả hay không. Khi bị bệnh tim mạch, các chỉ số huyết áp biến đổi thất thường, bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: Bệnh huyết áp cao
1.3. Chỉ số BMI
Chỉ số BMI liên quan tới trọng lượng cơ thể. Đây cũng là một cơ sở để xác định trái tim bạn có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe hay không. Bởi những người bị bệnh béo phì là những nguy có khả năng bị bệnh tim mạch cao hơn người bình thường.
Khi cơ thể thừa cân, trái tim phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu lưu thông khắp cơ thể. Việc này làm tăng áp suất lên thành mạch máu, khiến mạch máu bị quá tải và huyết áp tăng. Bạn nên giảm cân nặng về mức bình thường để có sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm: Cách tính BMI
2. Làm thế nào để có trái tim khỏe mạnh?
Tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch hiện đang là lý do phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 1/3 số người tử vong hàng năm là do các tai biến tim dẫn đến đột quỵ.
Vì vậy, làm sao để có một trái tim khỏe mạnh? Đó là câu hỏi của rất nhiều người. Theo các nghiên cứu đã chứng minh, chỉ cần bạn duy trì các thói quen khoa học hằng ngày, sức khỏe của bạn sẽ được đảm bảo.
Các hoạt động thể dục hàng ngày là cần thiết. Việc dành ra khoảng nửa giờ đồng hồ mỗi ngày sẽ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp rèn luyện trái tim mạnh khỏe. Theo khoa học chứng minh, sử dụng bia rượu, chất kích thích khiến tim mạch bị ảnh hưởng không tốt. Vậy nên bạn cần tránh xa các chất này.
Những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống là khó tránh khỏi. Những áp lực này không chỉ tác động đến tâm lý, mà còn ảnh hưởng đến trái tim của bạn. Việc kiểm soát các yếu tố tâm trạng này cũng giúp bảo vệ tim của bạn khỏi những tác động xấu.
3. Các thói quen tốt cho trái tim và hệ tim mạch nói chung
3.1. Chế độ ăn uống khoa học
Để bảo vệ trái tim của mình, bạn cần đặc biệt chú ý không tiêu thụ các sản phẩm như
- Đồ ngọt, bánh, kẹo, nước ngọt có ga
- Các món chiên nhiều dầu, mỡ động vật
- Thịt xông khói
- Xúc xích, giăm bông
- Đồ ăn nhanh
Đây đều là các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol, khiến trái tim phải hoạt động nhiều hơn. Các món luộc, hấp, rang, nướng, … để hạn chế món chiên dầu. Đồng thời cũng kiểm soát cân nặng của mình, giảm áp lực lên tim mạch. Bạn nên ăn các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin và chất xơ, hỗ trợ điều hòa huyết áp.
Các chất béo có lợi bạn nên thêm vào món ăn bao gồm các loại dầu thực vật. Ví dụ như: Dầu oliu, dầu lạc, dầu hạt cải, dầu mè … Bạn cũng nên hạn chế ăn thịt đỏ, thay vào đó là sử dụng thịt cá giàu omega-3. Có thể kể đến là: cá hồi, cá thu, cá ngừ, …
Các loại trái cây tốt cho trái tim của bạn
Bạn nên ăn chuối, táo, dâu tây, việt quất, cam, … Vừa giảm cảm giác thèm ăn, lại vừa tiếp thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Uống nước ép sẽ làm giảm lượng chất xơ, khiến chất cơ thể bạn hấp thụ nhiều nhất sẽ là đường.
Có thể bạn quan tâm: Sốt xuất huyết
3.2. Luyện tập thể thao mỗi ngày
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt động rèn luyện thể chất giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh về trái tim. Từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và tử vong. Thể dục điều độ cũng giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim và mỡ máu.
Bạn nên nhớ: Không được tập luyện quá sức. Tất cả chỉ nên ở mức độ vừa phải, để trái tim bạn không bị quá tải sau các hoạt động quá sức. Điều quan trọng đó là bạn tiêu hao năng lượng đều đặn mỗi ngày. Chứ không phải dồn hết vào một thời gian ngắn.
Nếu mới bắt đầu, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội. Để chính bạn cũng như trái tim làm quen dần, sau đó tăng dần cường độ luyện tập lên.
Hy vọng với các chia sẻ trên của benhviendakhoahaian, bạn đã có thêm những thói quen tốt cho sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình.